Nguoi Tin Huu Logo
  • Trang Nhà
  • Trang Chính
    • CHIA SẺ
      • ĐỖ TRÂN DUY
      • Lm. HỒNG GIÁO
      • NGUYỄN HUỆ NHẬT
        • TỪ ÁO CÀSA ĐẾN THẬP TỰ GIÁ
        • AI CHẾT CHO AI? AI SỐNG CHO AI?
        • ĐỐI THOẠI VỚI MỘT PHẬN TỬ
      • NHIỀU TÁC GIẢ
    • DÒNG MÁU ANH HÙNG
    • ĐƯỜNG VÀO ĐẠO
    • HIỂU ĐỂ SỐNG ĐẠO
    • HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
    • HỘ GIÁO
    • LỊCH SỬ GIÁO HỘI
    • MÁI ẤM GIA ĐÌNH
    • PHỤNG VỤ
      • Bài Giảng
      • Các Nghi Thức
    • SÁCH & TRUYỆN
  • Trang Hàng Ngày
    • GƯƠNG THÁNH NHÂN
    • SUY NIỆM HÀNG NGÀY
  • Trang Ngoài
    • TIN TÒA THÁNH & THẾ GIỚI
    • VIETCATHOLIC
    • CẦU NGUYỆN BẰNG THÁNH VỊNH ĐÁP CA
    • HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
    • DÒNG TÊN VN
    • LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VN
    • TRANG SỨ GIẢ TÌNH YÊU
  1. Sách Dòng Máu Anh Hùng (pdf)
  2. Danh Sách 117 Vị Tử Đạo
  3. Thời Trịnh Nguyễn & Tây Sơn
  4. Những Cuộc Bách Ðạo từ 1833 -- 1840
  5. Bức họa Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

PHỤ LỤC: CÁC HỒ SƠ ÁN PHONG THÁNH

Ngày 19-6-1988 Ðức Thánh Cha Gioan Phaolo II tôn phong Hiển Thánh cho 117 vị Chân Phúc tử đạo Việt Nam, tức là đúng 126 năm sau ngày tử đạo của vị chết cuối cùng vào tháng 6-1862, và 243 năm tính từ ngày tử đạo của vị Chân Phúc đầu tiên. Ngoài số 117 vị Chân Phúc còn rất nhiều vị tử đạo khác đã được nhận vào sổ đáng kính hay tôi tớ Chúa. Trong khoảng thời gian dài ấy các hồ sơ điều tra đã được tiến hành rất kỹ lưỡng trong nhiều đợt khác nhau mà chúng tôi xin vắn tắt trình bầy các diễn tiến.

1. Hồ sơ tử đạo dưới thời các cha dòng Tên

Hồ sơ đầu tiên xin phong thánh cho các anh hùng tử đạo Việt Nam là hồ sơ thầy giảng Anrê Phú Yên, được mệnh danh là người chứng thứ nhất. Hồ sơ này đuợc địa phận Goa, Ấn Ðộ, đứng tên, vì bấy giờ Việt Nam còn thuộc địa phận Goa. Hồ sơ đệ trình ngày 21-8-1649, được địa phận Ðà Nẵng xin mở lại ngày 11-11-1963, và do cha Paulus Molinari dòng Tên làm cáo thỉnh viên. Năm 1886 đã nạp bản tường thuật mới. Ngoài ra trong văn khố dòng Tên ở Roma còn có danh sách và tường thuật cuộc xưng đạo và tử đạo của các giáo dân ở miền Trung, được lưu trữ trong các tập Japsin 68, 70. Tại Bắc Việt có hồ sơ của Cha Bucharelli, bị bắt và tử đạo cùng với 9 giáo dân Việt Nam năm 1723. Một hồ sơ khác về cuộc tử đạo của 4 cha dòng Tên và hai thầy giảng Việt Nam, đứng đầu là Cha Barthôlômô Alvarez, tử đạo năm 1737.

2. Hồ sơ tử đạo do các cha thừa sai Pháp

  • Theo lệnh của Ðức Cha Lambert De La Motte, hai Thừa Sai Chevreuil và Hainques đã hoàn tất hồ sơ của 38 vị có tên, và 32 vị vô danh tử đạo trong khoảng 1664-1668. Bộ Truyền Giáo đã ký sắc lệnh ngày 21-3-1678 để tiến hành theo đúng thủ tục toà thánh. Tập hồ sơ bị thất lạc nhiều, nay chỉ còn một phần in trong Histoire de la Mission de Cochinchine, tập I, trang 28-42.
  • Với cuộc bắt đạo khủng khiếp của Minh Mệnh, hai Ðức Cha Retord và Cuénot đã làm bản tường trình rất dài và tâu về toà thánh. Năm 1840 Ðức Giáo Hoàng Grêgoriô XVI đã triệu tập cơ mật viện Hồng Y và tuyên dương một số vị tử đạo thuộc các giáo đoàn của Pháp và dòng Ða Minh, Tây Ban Nha. Hồ sơ của Pháp mang tên Gagelin và các bạn tử đạo, đệ nạp ngày 25-4-1840, năm 1843 thêm hai linh mục chết dưới thời Tây Sơn. Trong hồ sơ này còn được sát nhập 4 vị chết dưới thời Thiệu Trị và Tự Ðức. Khi phong Chân Phúc ngày 27-5-1900, 38 vị trong hồ sơ này được nhập chung với hồ sơ của dòng Ða Minh và các vị tử đạo ở Trung Hoa.
  • Sau cuộc bắt đạo của Tự Ðức, các giám mục bắt đầu thu thập các tài liệu và chính thức đệ trình hồ sơ năm 1867 do Cha Pallard làm cáo thỉnh viên. Toà thánh chấp nhận và ra lệnh điều tra theo đúng thủ tục. Năm 1878 toàn bộ tài liệu được in và sắc lệnh 13-2-1879 ghi nhận 21 vị tử đạo Việt nam cùng với 13 vị tử đạo Trung Hoa lên bậc Ðáng Kính. Năm 1889 thêm hồ sơ của Cha Phêrô Lựu. Sau cùng chủng sinh Phêrô Diệu bị gạt ra khỏi sổ các vị được phong Chân Phúc ngày 2-5-1909.
  • Hồ sơ Phêrô Khang và 44 bạn tử đạo tại địa phận Tây Bắc Việt (trong khoảng 1858-1861). Hồ sơ này đệ nạp năm 1913.
  • Năm 1875 Cha Cussac xin mở lại hồ sơ Phaolô và Gioan Châu, Giacôbê Thông và 40 bạn tử đạo, trong khoảng 1858-1861 thuộc hai địa phận Vinh và Qui Nhơn. Hồ sơ này đệ nạp năm 1918, 1921. Hồ sơ Phaolô Châu trước đây được làm chung trong hồ sơ của Ðại Hàn do Ðức Cha Berneux đứng đầu.

3. Hồ sơ do các cha dòng Ðaminh thiết lập

  • Ngay khi Minh Mệnh bắt đạo dữ tợn trong các năm 1838, 1839, Thừa Sai Hermosilla đã gửi bản tường trình về toà thánh và Ðức Giáo Hoàng Grêgoriô XVI đã tuyên dương trong cơ mật viện Hồng Y ngày 29-4-1840. Hồ sơ đứng tên Ðức Cha Delgado đã được người chấp thuận ngày 19-6-1840. Ngày 19-11-1897 Ðức Giáo Hoàng Lêo XIII cho thảo luận và 25-3-1900 ra sắc lệnh tuyên nhận các đấng là những vị tử đạo. Ngày 27-5-1900, 26 vị tử đạo thuộc giáo đoàn Ða Minh được tôn phong Chân Phúc cùng với 38 vị trong các giáo đoàn thuộc Hội Thừa Sai Paris.
  • Hồ sơ của hai vị tử đạo đứng đầu sổ các thánh tử đạo Việt Nam là Gil Federich Tế và Liziano Ðậu bắt đầu từ năm 1769 do Ðức Cha Hernandez Tuấn đệ nạp, sau này thêm hồ sơ của Cha Vinhsơn Liêm và Castanheda Gia. Ðến năm 1891 hồ sơ được thêm bốn đấng tử đạo tại Hải Dương là Ðức Cha Hermosilla, Berio Ochoa, Cha Almato và Thầy Khang. Tám vị được phong Chân Phúc ngày 20-5-1906.
  • Hồ sơ vĩ đại nhất trong lịch sử với 1315 vị tử đạo (trong khoảng 1857-1862) do Ðức Cha Diaz Sanjurjo An đứng đầu. Công cuộc điều tra bắt đầu từ năm 1883 do Cha Fernandez theo lệnh Ðức Cha Onhate Thuận. Hồ sơ được chấp thuận ngày 14-11-1917. Sau này 27 trường hợp vô danh được loại ra còn lại 1288 vị. Tuy nhiên Bộ Phong Thánh không thể nghiên cứu hồ sơ dầy cộm, gồm mười pho sách in lớn, nên đã yêu cầu chọn một số vị đặc sắc. Ngày 3-5-1949 dòng Ða Minh quyết định làm hồ sơ mới, đứng đầu là hai vị giám mục Sanjurjo An, Sampedro Xuyên và 23 bạn tử đạo Việt Nam. Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã tôn phong 25 vị lên hàng Chân Phúc ngày 29-4-1951.

4. Hồ sơ phong Hiển Thánh cho 117 Chân Phúc tử đạo Việt Nam

Tất cả mọi thành phần Dân Chúa tại Việt Nam từ trước đã mong ước các Chân Phúc tử đạo tiền nhân được tôn phong Hiển Thánh và được toàn thể giáo hội tôn kính cùng với các vị thánh tử đạo Rôma, Pháp, Uganda, Nhật Bản, Ðại Hàn. Nhưng chưa có ai làm gì chính thức theo thủ tục của giáo hội. Mãi đến ngày 16-11-1985 Ðức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục (HÐGM) Việt Nam, mới chính thức gửi thỉnh nguyện thư lên Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II và chỉ định linh mục Vinhsơn Trần ngọc Thụ làm cáo thỉnh viên. Trong thư gửi Ðức Thánh Cha, Ðức Hồng Y Căn đã viết: “Năm 1985 này, kỉ niệm 25 năm thành lập hàng giáo phẩm và thiết lập các giáo phận, theo đúng thể thức giáo luật, con trân trọng xin Ðức Thánh Cha cho lệnh mở lại hồ sơ các Chân Phúc tử đạo Việt Nam và cứu xét việc tôn phong các đấng lên bậc Hiển Thánh. Cả dân tộc Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, nhất trí với con để dâng lời thỉnh nguyện này. Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đồng thanh quyết nghị đệ lên Ðức Thánh Cha bức thư thành khẩn hôm nay, mục đích là để làm vinh danh Thiên Chúa, củng cố niềm Tin Cậy Mến của cộng đoàn tín hữu chúng con...”

Hưởng ứng với HÐGM Việt Nam, các thư thỉnh nguyện tới tấp đệ lên Ðức Thánh Cha: ngày 28-12-1985 do Cha Damian Byrne, bề trên tổng quyền dòng Ðaminh, ngày 2-2-1986 do Cha Jean Paul Bayzelon, bề trên tổng quyền Hội Thừa Sai Paris, ngày 15-4-1986 do Ðức Hồng Y Vilnet, chủ tịch HÐGM Pháp, ngày 13-5-1986 do Ðức Hồng Y Vidal, chủ tịch HÐGM Phi Luật Tân, ngày 19-6-1986 do Ðức Tổng Giám Mục Gabino chủ tịch HÐGM Tây Ban Nha.

Theo ý Ðức Hồng Y Căn, danh xưng của hồ sơ này là: Linh Mục Anrê Dũng Lạc và Các Bạn Tử Ðạo tại Việt Nam. Tuy nhiên Bộ Phong Thánh góp ý nên lấy thêm một số vị nữa. Do đó với 96 vị tử đạo Việt Nam thêm vào, gồm: Toma Thiện đại diện cho miền Trung và giới trẻ, Emmanuele Phụng, đại diện cho miền Nam và trưởng gia đình cũng như quý chức. Về phía 11 thừa sai Ðaminh có Ðức Cha Hermosilla và Berrio Ochoa đại diện cho 8 giám mục, về phía 10 thừa sai thuộc Hội Truyền Giáo Paris có Cha Vénard đại diện cho các linh mục thừa sai. Ngày 18-4-1986 Bộ Phong Thánh công bố nghị định về danh xưng như sau: Martyres Vietnamiae: Andreas Dung Lac, sac.; Thomas Thien et Emmanuel Phung, laici; Hieronymus Hermosilla, Valentinus Berrio Ochoa, episc., ỌP. et alii 6 Episcopi; Theophanus Venard, sac. M.ẸP et alii 105 Socii (occ. saecc. XVIII-XIX).

Ngày 18-4-1986 Bộ Phong Thánh còn nhân danh HÐGM Việt Nam để xin Ðức Thánh Cha tha điều kiện một phép lạ theo giáo luật. Ngày 5-6-1986, Bộ Phong Thánh công bố quyết định của Ðức Thánh Cha tha điều kiện phép lạ, trong đó nêu rõ lý do là trong giáo đoàn Việt Nam vẫn còn trung thành giữ vững đức tin một cách phi thường nhờ gương sáng và lời cầu khẩn của các Chân Phúc tử đạo, ngoài ra đã có những dấu chỉ và một số phép lạ rõ rệt do các vị Tử đạo nói trên.

Ngày 22-6-1987 Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II triệu tập cơ mật viện với sự có mặt của 28 Hồng Y và 70 Giám Mục để, ngoài các việc trọng đại trong giáo hội hoàn vũ có quyết định chấp thuận 4 hồ sơ phong thánh, trong đó có hồ sơ 117 Chân Phước tử đạo Việt Nam.

Về ấn định ngày làm lễ tôn phong, các cáo thỉnh viên đã đề nghị vào Chúa Nhật truyền giáo 18-10-1987 trùng với Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới, vì giáo dân sẽ có đông đảo thành phần tham dự và mang nhiều ý nghĩa giáo dân vì trong số 117 vị có 59 vị là giáo dân. Tuy nhiên vì chương trình chung của giáo hội, lễ phong thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam chỉ có thể thực hiện trong năm 1988. Vì thế các cáo thỉnh viên lại thỉnh cầu chọn ngày 29-6-1988 là lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Ðồ hoặc các Chủ Nhật 26-6, 19-6. Sau Cơ Mật Viện, Ðức Thánh Cha đã nhận lời viếng thăm mục vụ nước Áo vào Chúa Nhật 26-6 nên lễ tôn phong Hiển Thánh cho 117 Chân Phúc tử đạo Việt Nam được ấn định ngày 19-6-1988.

Ngay sau Cơ Mật Viện, Ðức Hồng Y Casaroli, Quốc Vụ Khanh toà thánh, đã đánh điện báo tin cho Ðức Hồng Y Căn về quyết định của Ðức Thánh Cha sẽ làm lễ tôn phong cho các Chân Phúc tử đạo Việt Nam trong vòng tháng 6. Lúc 18g20 ngày 26-6-1987 Ðức Hồng Y Căn đã đánh điện cám ơn Tòa Thánh và quả quyết rằng toàn thể giáo hội Việt Nam ăn mừng khi nghe tin Ðức Thánh Cha nghị quyết phong Hiển Thánh cho các Chân Phúc tử đạo Việt Nam.

Những Cuộc Bách Ðạo Thế Kỷ 19

  • CH 1: Ðức Giáo Hoàng Grêgoriô XVI & Tử Ðạo Việt Nam
  • CH 2: Tình Hình Giáo Hội Việt Nam Giữa Thời Minh Mệnh & Tự Ðức
  • CH 3: Những Cuộc Bắt Ðạo Công Giáo Dưới Thời Vua Thiệu Trị 1841-1847
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của BÀ ANÊ LÊ THỊ THÀNH
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của LINH MỤC PHÊRÔ KHANH
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của ÔNG MATTHÊÔ LÊ VĂN GẪM
  • CH 4: Sắc Lệnh Cấm Ðạo Ðầu Tiên Của Vua Tự Ðức
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của THỪA SAI AUGUSTINÔ SCHOEFFLER (ÐÔNG)
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của THỪA SAI LOUIS BONNARD (HƯƠNG)
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của LINH MỤC PHILIPPHÊ PHAN VĂN MINH
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của ÔNG TRÙM GIUSE NGUYỄN VĂN LỰU
  • CH 5: Kiến Nghị Của Hội Ðồng Nội Các Và Sắc Lệnh của Vua Tự Ðức 3-9-1854
  • CH 6: Cuộc Bách Hại Ðạo Công Giáo Từ Khi Người Pháp Gây Hấn 1856-1857
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của LINH MỤC PHAOLÔ LÊ BẢO TỊNH
  • Đường Nên Thánh của Thánh LÊ BẢO TỊNH
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của QUAN MICAE HỒ ÐÌNH HY
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của THẦY PHÊRÔ ÐÀO VĂN VÂN
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của ÐỨC CHA GIUSE DIAZ SANJURJO (AN)
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của CỤ TRÙM ANRÊ THÔNG (NĂM THUÔNG)
  • CH 7: Giáo Hội Việt Nam Trên Ðường Núi Sọ
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của ÐỨC CHA MELCHIOR SAMPEDRO
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của CAI ÐỘI PHANXICÔ TRẦN VĂN TRUNG
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của LINH MỤC ÐA-MINH MẦU
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của CAI TỔNG LUCA PHẠM VIẾT THÌN
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của QUAN ÁN ÐA-MINH PHẠM VIẾT KHẢM
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của CAI ÐỘI GIUSE TẢ
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của LINH MỤC PHAOLÔ LÊ VĂN LỘC
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của LINH MỤC ÐA-MINH CẨM
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của ÔNG PHAOLÔ HẠNH
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của LINH MỤC LAURENSÔ NGUYỄN VĂN HƯỞNG
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của ÔNG TRÙM EMMANUEL LÊ VĂN PHỤNG
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của LINH MỤC PHÊRÔ ÐOÀN CÔNG QUÍ
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của LINH MỤC TÔMA KHUÔNG
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của CAI ÐỘI GIUSE LÊ ÐĂNG THỊ
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của THỪA SAI NÉRON (BẮC)
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của THỪA SAI THÉOPHANE VÉNARD
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của CHA PHERÔ NGUYỄN VĂN LỰU
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của LINH MỤC GIUSE TUÂN, O.P.
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của LINH MỤC GIOAN HOAN
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của ÔNG MATTHÊÔ NGUYỄN VĂN ÐẮC PHƯỢNG
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của LINH MỤC ALMATO BÌNH, O.P.
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của THẦY GIUSE NGUYỄN DUY KHANG
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của ÐỨC CHA GIRÔLAMÔ HERMOSILLA
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của ÐỨC CHA BERRIO-OCHOA VINH
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của ÐỨC CHA STÊPHAN THÉODORE CUÉNOT THỂ
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của ÔNG GIUSE TUÂN
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của ÔNG LAURENSÔ NGÔN
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của ANH GIUSE TÚC
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của ÐAMINH NINH
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của ÔNG TRÙM PHAOLÔ ÐỔNG
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của ÔNG ÐAMINH HUYỆN VÀ ÐAMINH TOÁI
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của THÁNH VINHSƠN DƯƠNG VÀ CÁC BẠN TỬ ÐẠO
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của HAI CHA CON PHÊRÔ DŨNG VÀ PHÊRÔ THUẦN
  • Cuộc Xưng Ðạo Và Tử Ðạo của Các ANH HÙNG TỬ ÐẠO HỌ NGỌC CỤC
  • CH 8: Những Vụ Thảm Sát Người Công Giáo Do Phong Trào Văn Thân Khởi Xướng
  • CH 9: Máu Tử Ðạo Minh Chứng Ðạo Thật
  • PHỤ LỤC: CÁC HỒ SƠ ÁN PHONG THÁNH
© 2025 NGUOI TIN HUU - All Rights Reserved.NGUOITINHUU