Thời Trung Cổ đánh dấu sự tiến triển lòng tôn kính Thánh Giuse khởi đầu từ các dòng tu, và cũng có thể nói cách tương tự về tư tưởng thần học.
Đặc trưng của thời Trung Cổ là sự xuất hiện các trường phái kinh viện. Tuy nhiên, Thánh Giuse được nói đến trong các bài giảng nhiều hơn là trong các tác phẩm thần học.
Ông Rémi d’Auxerre (+ k.900) đã xếp Thánh Giuse vào hàng ngũ những cộng sự viên trực tiếp của công trình cứu chuộc nhờ đức vâng phục: “per inobedientiam Adae omnes perditi sumus; per bonum obedientiae Ioseph omnes ad pristinum statum revocamur” (Homilia 4: PL 131,889).
Thánh Bênađô đã so sánh Thánh Giuse với tổ phụ Giuse trong Cưụ ước về quyền thế bầu cử “Ite ad Ioseph” (Homilia II super Missus est: PL 183,69s). Thánh Giuse là tôi tớ trung thành đã được Chúa đặt làm quản gia.
Các nhà thần học đầu tiên của Dòng Đa-minh đã nói đến Thánh Giuse khi chú giải những đoạn Tin Mừng Luca, chẳng hạn như Thánh Albertô (+1280). Đặc biệt Thánh Giuse được trưng bày như mẫu gương cho các linh mục và mục tử. Trước đây, có người gán cho Thánh Albertô như là sọan giả của bài kinh nguyện về Thánh Giuse (Officium) theo lời yêu cầu của nhiều anh em trong dòng. Tuy nhiên, khoa phê bình lịch sử đã phủ nhận điều này.
Từ thế kỷ XI, các nhà giáo luật và thần học tranh luận về bản chất hôn nhân của Thánh Giuse với Đức Maria: hôn nhân thành sự hay không? Đâu là yếu tố cốt yếu của hôn nhân? Cuộc tranh cãi này cũng chịu ảnh hưởng của hai quan điểm về hôn nhân: Rôma (sự thoả thuận: pactio coniugalis) và Đức quốc (sự giao hợp: copulatio carnis). Dựa theo quan điểm Rôma, ông Petrus Lombardus nhìn nhận hôn nhân của Thánh Giuse là thực hữu; đối lại, vì theo quan điểm Đức quốc, ông Gratianus phủ nhận giá trị hôn nhân của Thánh Giuse.
Thánh Tôma Aquinô (+1274) đề cập đến Thánh Giuse trong nhiều tác phẩm. Trong bộ Summa Theologica (Tổng luận thần học), hôn nhân giữa Đức Maria và Thánh Giuse được bàn ở trong phần thứ ba, khi nói đến những mầu nhiệm cuộc đời Chúa Cứu thế (III, qq.28-29). Thánh Tôma khẳng định ba chân lý căn bản về Thánh Giuse:
Tiếp nhận đạo lý của các giáo phụ, Thánh Tôma cắt nghĩa rằng “các anh em của Chúa Giêsu” phải hiểu là anh em họ chứ không phải là anh em cùng cha khác mẹ. Cách riêng Thánh Tôma đưa ra những lý lẽ giải thích vì sao đức trinh nữ Maria cần lấy Thánh Giuse làm chồng:
a/ Những lý do về phía Chúa Giêsu:
b/ Những lý do về phía Đức Maria:
c/ Những lý do về phía chúng ta:
Những nguyên tắc vừa nói đã được các nhà thần học và giảng thuyết khai triển thành những sách suy gẫm về vị dưỡng phụ của Chúa Cứu thế.
Những tác giả khác thời Trung Cổ:
Bên Đông phương, từ thế kỷ X, giáo hội Constantinopolis mừng lễ Thánh Giuse chung với các thánh tổ phụ (từ ông Abraham cho đến người hôn phu của Đức Maria) vào ngày 26 tháng Chạp; và chung với vua Đavit và tông đồ Giacôbê vào chủ nhật trong tuần bát nhật lễ Chúa Giáng sinh.
Có lẽ do ảnh hưởng của các đoàn người hành hương Thánh Địa trở về, lòng tôn kính Thánh Giuse được nhen nhúm bên Tây phương. Ngôi nhà nguyện đầu tiên dâng kính Thánh Giuse được cất tại Parma (Italia) vào năm 1074, và thánh đường đầu tiên được cung hiến cho người tại Bologna (Italia) năm 1129.
Tên Thánh Giuse được ghi vào Tử-đạo-thư (martyrologium) ở vài nơi bên Đức (Reichenau, Trier) vào ngày 19 hoặc 20 tháng 3 hằng năm. Tuy nhiên mãi đến thế kỷ XIII mới thấy bài lễ (Officium) được sử dụng tại đan viện Dòng Biển đức tại Liège, nhưng các chứng tích vào thời này vẫn còn hiếm hoi.
Một bước tiến xa hơn được bắt đầu với sự xuất hiện các Dòng hành khất. Lễ Thánh Giuse được mừng vào ngày 19 tháng 3 ở trong dòng Tôi tớ Đức Mẹ (quyết định của tổng hội năm 1324), dòng Phansinh (năm 1399), dòng Cátminh (cuối thế kỷ XIV). Theo đà đó, năm 1479, đức giáo hoàng Sixtô IV (dòng Phan sinh) truyền thêm lễ Thánh Giuse vào sách nguyện và sách lễ Rôma; nhưng quyết định chỉ có giá trị cho giáo phận Rôma. Phải chờ đến ngày 8/5/1621, đức Grêgôriô XV mới truyền cử hành trong toàn Hội Thánh; thế nhưng nghị định không được chấp hành, và đức Urbanô VIII đã lặp lại vào năm 1642.