Nguoi Tin Huu Logo
  • Trang Nhà
  • Trang Chính
    • CHIA SẺ
      • ĐỖ TRÂN DUY
      • Lm. HỒNG GIÁO
      • NGUYỄN HUỆ NHẬT
        • TỪ ÁO CÀSA ĐẾN THẬP TỰ GIÁ
        • AI CHẾT CHO AI? AI SỐNG CHO AI?
        • ĐỐI THOẠI VỚI MỘT PHẬN TỬ
      • NHIỀU TÁC GIẢ
    • DÒNG MÁU ANH HÙNG
    • ĐƯỜNG VÀO ĐẠO
    • HIỂU ĐỂ SỐNG ĐẠO
    • HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
    • HỘ GIÁO
    • LỊCH SỬ GIÁO HỘI
    • MÁI ẤM GIA ĐÌNH
    • PHỤNG VỤ
      • Bài Giảng
      • Các Nghi Thức
    • SÁCH & TRUYỆN
  • Trang Hàng Ngày
    • GƯƠNG THÁNH NHÂN
    • SUY NIỆM HÀNG NGÀY
  • Trang Ngoài
    • VIETCATHOLIC
    • CẦU NGUYỆN BẰNG THÁNH VỊNH ĐÁP CA
    • HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
    • DÒNG CHÚA CỨU THẾ VN
    • DÒNG TÊN VN
    • LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VN
    • TRANG SỨ GIẢ TÌNH YÊU

John J. Pilch (Thế Giới Văn Hóa Thời Đức Giêsu - Pt Tv. Nhật lược dịch)

CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN

Mátthêu 4:12-23

Phúc âm của Chúa Nhật hôm nay đưa ra ba đề tài để chúng ta suy nghĩ: Gioan Tẩy Giả, sứ vụ của Đức Giêsu, và các môn đệ của Đức Giêsu.

GIOAN TẨY GIẢ

Ông Gioan đang ở trong tù; không lâu sau đó ông sẽ bị chết. Mátthêu, Máccô, Luca nói rõ rằng Đức Giêsu không bắt đầu sứ vụ của mình cho đến khi ông Gioan Tẩy Giả hoàn tất sứ vụ của ông. Trong Phúc Âm Gioan, Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ trước khi ông Gioan bị cầm tù.

Tất cả các Phúc Âm cho biết ông Gioan Tẩy Giả có một sứ vụ thành công và hiệu quả bởi chính ông. Trong sứ vụ của Đức Giêsu, người ta thường lầm lẫn Đức Giêsu với ông này hoặc đồng hóa Người như Gioan Tẩy Giả.

Một giải thích hợp lý cho sự lầm lẫn này, được các học giả ngày nay đưa ra, là thế này. Được khích động hoán cải bởi lời rao giảng của ông Gioan, Đức Giêsu trở nên môn đệ của ông này. Khi Gioan bị cầm tù, Đức Giêsu tự mạo hiểm và thu thập các môn đệ () nhưng tiếp tục làm phép rửa và mở rộng sứ vụ của mình (). Không lâu Người bắt đầu cảm được khả năng trừ quỷ và nhận ra sứ vụ độc đáo riêng của mình (). Với nhận thức này, Đức Giêsu ngưng làm phép rửa và đi vào hoạt động riêng.

SỨ VỤ CỦA ĐỨC GIÊSU

Sau khi ông Gioan bị cầm tù, Đức Giêsu đi từ Nagiarét, quê nhà nhỏ bé của Người, đến Caphácnaum, một thành phố lớn hơn ở bờ biển Galilê. Người tiếp tục rao giảng thông điệp của ông Gioan: “Hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần” (Mt 4:17).

Mátthêu gói trọn sứ vụ của Đức Giêsu trong một câu tóm lược (c. 23): Đức Giêsu giảng dạy trong các hội đường, rao giảng tin mừng, và chữa lành bệnh tật.

Một nghiên cứu mới đây của Heather McKay cho thấy trong thời của Đức Giêsu hội đường là một nơi quy tụ, giống như trung tâm cộng đồng ngày nay, ở đây các người nam gặp gỡ mỗi ngày trong tuần để học hỏi hay cầu nguyện. Ở đây Đức Giêsu đọc và lắng nghe sách Tôra, tranh luận và bàn cãi với những người khác, nhưng không tham dự nghi thức ngày Sabát, vì vào lúc đó chưa có. Vì những người Do Thái bình dân ở thế kỷ thứ nhất tin rằng ngày Sabát không phải là ngày thờ phượng; đó là chỉ là một ngày nghỉ. Các học giả ngày nay tin rằng việc thực hành của Kitô Hữu là quy tụ để cử hành Bữa Tiệc của Chúa vào ngày thứ bảy đã khích động việc phát triển ngày Sabát như một ngày thờ phượng của người Do Thái chứ không phải ngược lại, như người ta thường nghĩ như vậy.

Về chương trình chữa lành của Đức Giêsu, hiển nhiên Người là một “ông lang” chữa lành và không phải là một “chuyên gia”. Trái với chuyên gia, Đức Giêsu cố gắng chữa lành người dân. Người không chỉ nói về sự chữa lành (xem thêm trong Chúa Nhật III Mùa Vọng).

CÁC MÔN ĐỆ ĐẦU TIÊN

Thật sai lầm khi nghĩ rằng ông Phêrô và các bạn của ông thì “nghèo” và chỉ là dân đánh cá đơn sơ. Trong thế kỷ thứ nhất, đánh cá ở biển Galilê được phát triển thành một kỹ nghệ lớn.

Các gia đình lớn, đa thế hệ hợp tác với nhau để đi vào doanh nghiệp này. Bài đọc hôm nay diễn tả sự hợp tác của ông Giôna và các con trai, Simon và Anrê, cũng như sự hợp tác của ông Dêbêđê và các con trai, Gioan và Giacôbê. Cả hai gia đình có lẽ thuộc về một công ty hay tập đoàn lớn hơn.

Một chiếc tàu được tìm thấy ở Do Thái năm 1986 khi biển Galilê ở mực độ nước thấp nhất thì tiêu biểu cho các tàu được sở hữu bởi những người như ông Giôna và Dêbêđê. Tuy tàu này được đặt tên là “tầu của Phêrô,” không cách chi xác định được điều này.

Hành động kêu gọi các môn đệ của Đức Giêsu là một biến cố phổ thông ở Trung Đông. Thông thường, một người có sự bất bình thì mời những người khác cùng giải quyết sự bất bình này. Chúng ta không biết sự bất bình của Đức Giêsu, nhưng chắc chắn các môn đệ thì có. Điều này giải thích phần nào lý do họ từ bỏ tất cả để đi theo Người. Trong các nhóm đoàn kết đều có sức mạnh.

Hơn nữa, đây là mùa khô. Các nông dân chỉ đợi gặt hái. Các ngư dân có thể để việc đánh cá cho người khác trong lúc này. Bây giờ là lúc tham dự sinh hoạt bình thường, để được người ta thấy và được nghe, để theo đuổi các lợi ích nhóm.

Sự định hướng và quan hệ nhóm như thế thì tràn ngập bài đọc này cũng như toàn thể Kinh Thánh. Đời sống của ông Gioan Tẩy Giả, các môn đệ, và những thân chủ được chữa lành thì hoàn toàn đan quyện với Đức Giêsu.

Nền văn hóa hướng-về-nhóm như bản chất thứ hai của Đức Giêsu là điều mà những người sau này như Samuel Gompers và Saul Alinsky phải dạy các người Hoa Kỳ theo chủ nghĩa cá nhân là: Hãy tổ chức! Hãy lập hệ thống! Đó là cách duy nhất bạn có thể thắng.

Liên Lạc Với Chúng Tôi

  • 8810 Diamond Lake Ln - Houston, TX 77083
  • 713-870-8955
  • nth@nguoitinhuu.org

Vể NGƯỜI TÍN HỮU

NguoiTinHuu.org được thành lập năm 1997 với mục đích loan truyền Tin Mừng qua hệ thống tin học và chuyển tải tài liệu. Sứ vụ này được thể hiện qua việc cung cấp MIỄN PHÍ cho tất cả mọi người các kiến thức về đức tin Công Giáo, kể cả tin tức và mọi vấn đề liên quan đến đời sống Công Giáo. Chúng tôi nhất quyết trung thành với Huấn Quyền của Giáo Hội, Đức Thánh Cha và các Giám Mục trên toàn thế giới cùng với hợp nhất với người như các chủ chăn của Giáo Hội, trong khi vẫn cởi mở đối thoại với bất cứ ai.
NguoiTinHuu.org được duy trì bởi Pt. Giuse Trần Văn Nhật với sự cộng tác của các linh mục Việt Nam trên toàn thế giới, nhất là các linh mục và phó tế của tổng giáo phận Galveston-Houston.

How to Help Nguoi Tin Huu

Please pray daily for all the members and benefactors of NguoiTinHuu.org, past and present, living and deceased.

Về Bài Trích Trong www.nguoitinhuu.org

Có thể sử dụng các bài trong www.nguoitinhuu.org cho nhu cầu tinh thần, xin đừng làm thương mãi và xin ghi rõ xuất xứ cũng như tác giả.

Về Bài Gửi Cho www.nguoitinhuu.org

Bài gửi cho www.nguoitinhuu.org thì xin đừng gửi cho chỗ khác.
Khi tự ý gửi bài cho www.nguoitinhuu.org, tác giả đương nhiên cho phép phổ biến theo quy tắc của www.nguoitinhuu.org.
Chúng tôi có toàn quyền kiểm duyệt hay từ chối đăng tải mà không cần nêu lý do.
© 2019 NGUOI TIN HUU - All Rights Reserved.NGUOITINHUU