Thành phố Bologna là địa điểm đầu tiên đưa tên Thánh Giuse vào trong kinh cầu các thánh vào năm 1359. Vào thế kỷ XVI dòng Đa-minh, Cát-minh và nhiều dòng khác đã ghi tên Thánh Giuse vào trong kinh cầu. Tuy nhiên, sau việc canh tân của công đồng Trentô dưới thời đức Piô V, tên Thánh Giuse đã bị bỏ đi, do lỗi của nhà in hơn là do sắc lệnh của cấp thẩm quyền. Sau khi đón nhận vô số thỉnh cầu và theo lời khuyên của Hồng y Lambertini (Giáo hoàng Bênêđitô XIV tương lai), vào ngày 19/12/1726, đức Bênêđitô XIII đã thêm tên Thánh Giuse vào trong kinh cầu, sau tên Đức Maria, các thiên thần và Thánh Gioan tẩy giả, nhưng trước tất cả các vị thánh khác.
Chúng tôi chỉ giới hạn vào một vài hình thức quen thuộc đối với giáo dân Việt Nam và bỏ qua những tập tục chỉ lưu hành ở vài nước châu Âu.
1/ Kinh cầu Thánh Giuse
Bản kinh cầu Thánh Giuse lâu đời nhất là của Cha Jerónimo Gracián dòng Cát-minh, xuất bản ở Roma năm 1597 bằng tiếng Ý và Tây ban nha. Có thể cha đã lấy từ quyển sách nhỏ về bảy sự buồn cùng bảy sự vui của Thánh Giuse do Hiệp Hội Các Thợ Mộc in ở Perugia. Tuy nhiên, dường như người đã thêm vào nhiều lời cầu, và ấn bản tiếng Tây ban nha có 49 lời cầu trong khi bản tiếng Ý chỉ có 21.
Trong thời gian này nhiều kinh cầu của các thánh khác đã xuất hiện. Một vài bản kinh chứa đựng những lời cầu sai lầm về thần học; vì thế, năm 1601 dưới thời đức Clêmentê VIII, Toà Thánh đã ra sắc lệnh tất cả các kinh cầu, ngoại trừ những kinh cầu đã được chấp thuận (đó là kinh cầu các thánh và kinh cầu Đức Bà Loreto) phải đệ trình để được duyệt y trước khi cho sử dụng công khai. Các hàng giáo phẩm tại Ý và Tây Ban Nha giải thích và áp dụng sắc lệnh này cách chặt chẽ nên không sử dụng kinh cầu Thánh Giuse trong hai nước này. Tại các nước khác ở Âu châu, hàng giáo phẩm giải thích rằng sắc lệnh chỉ áp dụng cho các kinh cầu được đọc nơi công cộng chứ không áp dụng cho việc sử dụng riêng tư. Có hơn ba mươi phiên bản kinh cầu khác nhau, những bản kinh cầu ảnh hưởng nhất là của: chị María de San José dòng Cát-minh (1548-1603), người bạn thân của Thánh Têrêxa Avila và Cha Gracián; Thánh Francois de Sales trong lá thư cho thánh nữ Gioanna Chantal năm 1614, vv. . . Trong những kinh cầu đa dạng, một vài lời cầu ca ngợi Thánh Giuse, nhìn nhận vai trò của người trong thời thơ ấu của Chúa Kitô, sự hiệp nhất của người với Đức Maria và những đặc ân của người như chủ nhân của Thánh gia. Một vài kinh tóm tắt đời sống và sự ưu việt của người, trong khi những kinh khác liệt kê những ân huệ chính với ước vọng sẽ đạt được nhờ lời chuyển cầu của người. Một vài kinh chứa đựng những ý kiến đạo đức cá nhân chưa được Hội Thánh tuyên bố ví dụ như sự thánh hoá của người trong lòng mẹ và thân xác người được đưa về trời, nhưng những điều này không bị Hội Thánh phản đối bởi vì nó phản ánh những ý tưởng thần học của thời đại.
Vào đầu thế kỷ XX, nhiều giám mục tại châu Âu và châu Mỹ xin Toà thánh phê chuẩn kinh cầu để được đọc công khai. Sau nhiêu lần thỉnh nguyện bị từ chối, sau cùng tổng viện phụ dòng Trappe, Cha Sébastien Wyart (+1904) đã soạn một kinh cầu để xin phê chuẩn. Tuy nhiên theo nhiều học giả, công thức của kinh cầu được đức Piô X châu phê ngày 18/3/1909 và được lưu hành hiện nay là của đức hồng y A.M. Lépicier.
Kinh cầu Thánh Giuse dựa theo khung sườn của kinh cầu Đức Bà, với bố cục như sau:
Sau phần dẫn nhập (kêu cầu Chúa Ba Ngôi, và Đức Mẹ), là lời khẩn nài Thánh Giuse kèm theo 25 danh hiệu. Có thể phân ra thành 6 nhóm:
2/ Suy gẫm bảy sự buồn cùng bảy sự vui Thánh Giuse
Năm 1536 Cha Giovanni da Fano (+1539), một tu sĩ Capuchinô người Ý, đã phổ biến một việc đạo đức gọi là “bảy kinh Lạy Cha của Thánh Giuse” trong một phụ lục của cuốn sách De arte unione. Cha nói rằng chính Thánh Giuse đã khuyến khích thói tục ấy, khi hiện ra để cứu hai tu sĩ bị đắm tàu ở Flandre. Kinh này hoạ theo việc suy gẫm bảy sự đau đớn Đức Mẹ do các tu sĩ dòng Tôi tớ Đức Mẹ phổ biến.
Công thức hiện tại được gán cho chân phúc Gennaro Sarnelli (+1744). Vào ngày 9/12/1819 đức Piô VII ban ân xá cho việc đạo đức này. Ngoài ra ngày 22/1/1836 đức Grêgôriô XVI cũng ban thêm ân xá cho việc thực hành “Bảy ngày Chúa nhật kính nhớ bảy sự buồn cùng bảy sự vui của Thánh Giuse”.
Bảy sự vui buồn Thánh Giuse suy gẫm những biến cố vui buồn của Thánh Giuse, dựa theo những trình thuật Tin Mừng thơ ấu của thánh Mathêu và Thánh Luca, đó là:
Sau mỗi cảnh suy niệm, đọc một kinh Lạy Cha và Kính mừng, có thể thêm kinh Sáng danh.
Ngoài những lễ phụng vụ, những kinh đọc, truyền thống dân gian còn dành vài thời điểm kính người, đó là: ngày thứ Tư hàng tuần và tháng 3 dương lịch.
1/ Thứ tư hàng tuần
Tục lệ Kitô giáo dành ngày thứ Sáu để kính nhớ cuộc Tử nạn của Chúa, ngày thứ Bảy kính Đức Mẹ, và ngày thứ Tư kính Thánh Giuse. Năm 1876, các sư huynh giáo dục dòng Mariste được phép tưởng nhớ Thánh Giuse mỗi ngày thứ Tư trong kinh Tiểu nhật khoá kính Đức Mẹ. Năm 1883 Sách lễ Roma và Sách nguyện đã xếp Thánh lễ ngoại lịch kính Thánh Giuse vào ngày thứ Tư.
Dưới khía cạnh lịch sử, các học giả không thấy một mối liên hệ nào giữa ngày thứ Tư với Thánh Giuse. Vào những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, các tín hữu ăn chay mỗi tuần hai ngày, (thứ Tư và thứ Sáu), khác với người Do Thái cũng ăn chay mỗi tuần hai ngày, nhưng là vào thứ hai và thứ năm. Theo sự giải thích của vài giáo phụ, ngày thứ Sáu tưởng niệm Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá, còn ngày thứ Tư tưởng nhớ ngày Chúa bị Giuđa phản bội. Không rõ từ hồi nào người ta dành thứ Tư để kính Thánh Giuse, và vì lý do gì. Tuy vậy, cũng có người bóp trán để giải thích thế này. Ngày thứ Tư là ngày ở giữa tuần lễ, với nhịp độ làm việc cao, khác với nhịp độ uể oải hay cầm chừng của đầu tuần hay cuối tuần. Như vậy đáng để dành cho Thánh Giuse, gương mẫu của sự cần cù làm việc.
2/ Tháng ba dương lịch: tháng Thánh Giuse
Lễ Thánh Giuse được mừng vào ngày 19/3 dần dần đưa đến sự phát triển nhiều việc đạo đức kính người.
a) Trước tiên là tập tục chuẩn bị ngày lễ với một tuần cửu nhật.
Như đã nói, sự phát triển lòng đạo đức kính Thánh Giuse đã tập trung vào ngày lễ chính của người 19/3. Việc cử hành được nối dài với tuần bát nhật và được chuẩn bị bởi tuần chín ngày. Ngày 4/3/1713, đức Clêmentê XI ban ân xá cho những người tham dự tuần cửu nhật được tổ chức tại nhà thờ thánh Inhaxiô tại Rôma.
b) Kế đó người ta kéo dài việc tôn kính Thánh Giuse ra suốt tháng 3 dương lịch. Năm 1802 giáo xứ Thánh Augustinô tại Modena (Italia) in một quyển sách nhỏ với tựa đề “Tháng hoa huệ, tháng ba dâng hiến Thánh Giuse” (Il mese del Giglio, ossia il mese consacrato a Giuseppe). Kể từ đó, nhiều sách tương tự được xuất bản tại nhiều nơi, nổi tiếng nhất là tác phẩm của Giuseppe Marconi in tại Rôma năm 1810 (Il mese di marzo consacrato al glorioso patriarca San Giuseppe) và được dịch ra nhiều ngôn ngữ. Ngày 27/4/1865 đức Piô IX ban ân xá cho những ai làm việc đạo đức trong một tháng để kính Thánh Giuse. Sắc lệnh của đức Piô IX ngày 4/2/1877 cho phép tính tháng Thánh Giuse từ ngày 16/2 đến ngày 19/3. Giáo hoàng Lêô XIII trong thông điệp Quamquam pluries năm 1889 đã khuyên nhủ thực hành chung việc đạo đức hằng ngày trong tháng Ba để tôn kính Thánh Giuse
c) Ngày lễ được mừng vào ngày 19/3 đưa tới một tập tục khác là kính nhớ Thánh Giuse vào ngày 19 mỗi tháng. Năm 1884 Toà thánh phê chuẩn thói quen lâu đời của giáo phận La Paz (Bolivia) đọc kinh nguyện và cử hành thánh lễ ngoại lịch vào ngày 19 của mỗi tháng khi không bị ngăn trở. Những đặc ân tương tự cũng được ban cấp cho nhiều chỗ khác, tựa như nhà nguyện của đại học Guatemala và một đan viện Cát-minh bên Tây ban nha.
Trong tập sách này chúng tôi đã trình bày một đường hướng thần học về Thánh Giuse dựa theo tông huấn Redemptoris Custos của đức Gioan Phaolô II. Dĩ nhiên là còn rất nhiều thiếu sót.
Thứ nhất, cần phải đọc tông huấn này trong toàn bộ tư tưởng của đức thánh cha, mà tựa đề đã gợi lên xoay quanh “Đấng Cứu chuộc”: Redemptor hominis, Redemptoris mater, Redemptoris missio.
Thứ hai, cần phải bổ túc với những văn kiện khác của người có nhắc đến Thánh Giuse, đặc biệt về gia đình (Familiaris consortio), về lao động (Laborem exercens), và các bài giảng nhân lễ Thánh Giuse.
Thứ ba, cần chấp nhận còn nhiều đường hướng khác nữa để nghiên cứu về Thánh Giuse. Tông thư Redemptoris custos muốn nêu bật mối tương quan của người với Đức Kitô (Mầu nhiệm cứu chuộc), Đức Maria, Hội Thánh. Vai trò của Chúa Thánh Linh chỉ mới phớt qua. Thánh Linh không chỉ tác động nơi Đức Maria trong việc Ngôi Lời thụ thai, nhưng chắc hẳn là cả nơi Thánh Giuse, qua việc nâng đỡ đức tin cho người để đón nhận ý Chúa (số 3-4), qua việc tăng cường lòng nhiệt thành hy sinh phục vụ Đức Kitô (số 8), qua việc thánh hiến tình yêu với Đức Maria (số 18-19).
Tập sách này chỉ là một thứ nhập đề vào việc nghiên cứu thần học về Thánh Giuse, chứ chưa thể kết thúc. Trước khi chấm dứt, chúng tôi xin giới thiệu vài địa chỉ internet để những người muốn tìm hiểu thêm.
Johannes Stoehr, Josefsbibliographie: http://www.teol.de/BIB-JOS.htm
Estudios Josefinos, Valladolid, Tây-ban-nha. Xuất bản từ năm 1947, do sáng kiến của Cha J.A. Carrasco OCD. Indices 1977-2000 in n.108, vol. 54 (2000) .
Cahiers de Joséphologie, Montréal, Canada, từ năm 1953
AA. VV., Die Bedeutung des hl. Josef in der Heilsgeschichte. Akten des IX. internationalen Symposions über den hl. Josef, 2 Bde., Kevelaer 2006.
AA. VV., San José en el siglo XIX. Actas del sexto Simposio Internacional, in: Estudios Josefinos 39 (1995); Cahiers de Joséphologie 53 (1995)
AA. VV., San José en el siglo XVIII. Actas del quinto Simposio Internacional, in: Estudios Josefinos 45 (1991); Cahiers de Joséphologie (1991) 39
AA. VV., Presencia de San José en el siglo XVII. Actas del quarto Simposio Internacional (Kalisz, 22-29 septiembre 1985), Valladolid 1987; Estudios Josefinos 51 (1987) n. 81-82; Cahiers de Joséphologie (1987) vol. 35
AA. VV., San Giuseppe nel Seicento. Atti del terzo Simposio Internazionale su San Giuseppe, Libreria Editrice Murialdo,Roma 1981
AA. VV., San José en el Renacimiento. Actas del segundo Simposio Internacional, Toledo 1977, 882 pp.
AA. VV., San Giuseppe nei primi quindici secoli della Chiesa. Atti del Primo Simposio Internazionale, Roma 1971, 838 pp. = Estudios Josefinos 25 (1971)
AA. VV., La Sagrada Familia en el siglo XVIII. Actas del Tercer Congreso Internacional sobre la Sagrada Familia (Barcelona, 6-10. 9. 1996), Barcelona 1997
AA. VV., Actas del Segundo Congreso sobre la Sagrada Familia, Barcelona-Roma 1995
AA. VV., Actas del Primer Congreso sobre la Sagrada Familia, Barcelona-Roma 1993
AA. VV., La Sagrada Familia en los primeros XVI siglos de la iglesia, Actas del Congreso, Barcelona 1992
1/ Tiếng Pháp:
2/ Tiếng Anh:
3/ Tiếng Ý:
4/ Tiếng Tây-ban-nha:
5/ Tiếng Việt