Ngày nay, những khách thăm viếng nước Do Thái đi từ bắc Giêrusalem xuống Shechem đều nhận thấy có những lò làm bằng đất sét nằm ngay bên cạnh những căn nhà dọc theo con đường này. Nhiều người thích nấu trong những lò ngoài trời này thay vì các lò ga hay lò điện.
Các lò đất nung này đã có từ thời xa xưa. Trong thời kỳ Kinh Thánh, mỗi làng có một lò công cộng. Vì dân làng thường thuộc về phần tử của một gia đình rất đông, được nới rộng, các lò công cộng này là lò của gia đình.
Nhiên liệu thông thường cho các lò này là phân lạc đà hay phân lừa vì dễ kiếm hơn củi gỗ. Một trong những nhiệm vụ mà các thiếu nữ phải học tập là đi nhặt phân này, trộn nó với muối, và làm thành từng tảng để phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Trong vùng Trung Đông và nhiều quốc gia Thế Giới thứ Ba, những tảng phân đó, ngày nay, vẫn còn được dùng như nhiên liệu.
Người ta đặt một phiến muối ở dưới đáy lò và trên đó là tảng phân trộn muối. Muối có đặc tính xúc tác giúp cho phân dễ cháy. Dần dà muối mất khả năng xúc tác và trở thành vô dụng. Hoặc như Chúa Giêsu nói, “Nó không còn tốt nữa nhưng bị quăng ra ngoài là nơi nó vẫn có thể giúp bước chân khỏi lún trên con đường bùn lầy.”
Đây là hình ảnh văn hóa Địa Trung Hải mà Đức Giêsu nghĩ đến khi nói: “Anh em là muối, đó là, chất xúc tác cho lò đất này.” (Trong tiếng Aramaic và Hebrew mà Đức Giêsu sử dụng, một chữ có cùng nghĩa là “đất” và “lò nung”).
Trở nên muối cho lò đất là để bắt lửa và thiêu đốt. Nếu các môn đệ của Đức Giêsu thi hành điều này, họ cũng sẽ là “ánh sáng cho trái đất.” Hai hình ảnh này được ghép lại một cách tài tình cho thấy Đức Giêsu là một thầy dậy tài giỏi và giàu tưởng tượng.
Hình ảnh lửa và ánh sáng tiết lộ một giá trị văn hóa nền tảng của vùng Địa Trung Hải. Những người ở đây thích tranh luận hàng ngày. Các chuyên gia diễn tả họ là hiếu chiến hay luận chiến.
Làm sao như vậy? Vinh dự, một giá trị được nhìn nhận công khai, thì hầu như là một lời mời tranh luận. Vinh dự phải được thử nghiệm và chứng minh trước khi có thể xác nhận. Công chúng có khuynh hướng nghi ngờ hay thách đố sự tự nhận vinh dự đó hơn là chấp nhận. Đây là cách mà người thuộc văn hóa này trở nên “muối”, họ dễ khởi đầu cuộc tranh luận nóng bỏng như lửa.
Đức Giêsu là bậc thầy điều này. Người cho thấy chính Người là muối hay chất xúc tác bởi thường xuyên dùng đến khả năng lăng mạ người khác. Thí dụ, chữ “đạo đức giả” được thấy trong phúc âm Mátthêu mười ba lần. Chỉ có Đức Giêsu dùng chữ này, và Người dùng chữ ấy chính yếu để lăng mạ các đối thủ, người Biệt Phái (; ; ; ; "; và ).
Chữ Hy Lạp hypokrites có nghĩa “diễn viên”. Việc Đức Giêsu thường sử dụng chữ này tiết lộ hai điều. Dường như Người biết nhiều về nghệ thuật sân khấu; và Người xem giới Biệt Phái không gì khác hơn là các diễn viên.
Trong những năm gần dây, các nhà khảo cổ khám phá ra một nhà hát tráng lệ được Hêrốt Antipas xây ở Sepphoris, thành phố “lớn” này chỉ cách Nagiarét khoảng một giờ đi bộ. Các học giả phỏng đoán là ông Giuse và Đức Giêsu có lẽ đã khăn gói thực phẩm hàng ngày và đi bộ đến Sepphoris để làm việc như các thợ thủ công. Dù các đấng không làm việc trong nhà hát này, có lẽ họ cũng biết nhiều về nó.
Bởi gọi người Biệt Phái là “diễn viên”, Đức Giêsu kết án rằng có lẽ Kinh Thánh chỉ cung cấp những lời họ trích dẫn, nhưng ít khi họ sống những lời ấy. “Hãy thi hành bất cứ gì họ dạy bảo anh em và tuân giữ nó, nhưng đừng làm theo những gì họ làm, vì họ không thực hành những gì họ dạy” (Mt 23:3). Sự lăng mạ khác của Đức Giêsu đối với người Biệt Phái là “người hướng dẫn mù quáng” () và “những tên ngu si mù quáng” (; so sánh với ).
Muối Giêsu đã bùng lửa và tạo ra ánh sáng. Một số người đã thấy và đã hiểu. Những người khác bị thiêu đốt và tìm cách giết Người. Làm thế nào tín hữu ngày này noi gương Đức Giêsu khi là muối? Điều này hữu hiệu thế nào trong văn hóa Hoa Kỳ?