Người sống ở vùng Địa Trung Hải rất tin có các thần linh mà họ hiện diện đông đảo không đếm nổi, và thú tiêu khiển của các thần linh này là can thiệp một cách thất thường vào đời sống hàng ngày của con người. Các nền văn hóa hiện nay ở vùng Địa Trung Hải, như nước Ý hay Tây Ban Nha, dựa vào cả một chuỗi bùa chú, câu thần chú, hay các dấu hiệu khác để tránh sự tấn công của các tà thần.
Xanh dương là mầu được ưa thích vì người ta tin rằng đó là một sự bảo vệ mạnh mẽ chống với các tà thần. Dân chúng sơn khung cửa sổ, và cửa ra vào bằng mầu xanh, hoặc đeo băng vải hay mặc y phục mầu xanh chính là vì lý do này. Những người khác thích mầu đỏ tươi, hoặc đeo các mề đay, bùa hộ mệnh mà chúng bảo đảm cản trở sự tấn công.
Khi tiếng nói từ trời nhận diện Đức Giêsu vào lúc chịu phép rửa là “Con của ta, Người Yêu Dấu, ta hài lòng về người” (Mt 3:17), tất cả các thần linh đều nghe lời ca tụng này. Mọi người gốc Địa Trung Hải đều biết những gì phải và sẽ xảy ra sau đó. Các thần linh sẽ thử thách Đức Giêsu để xem lời ca tụng này có thật hay không, và trong trường hợp đó là sự thật, chúng sẽ tìm cách xúi giục Người thi hành điều gì đó làm phật lòng Thiên Chúa.
Như vậy, điều không ngạc nhiên là khung cảnh kế tiếp mà Mátthêu trình bày là “sự cám dỗ.” Đức Giêsu được tràn đầy Thánh Thần. Người được một thần lành dẫn vào hoang địa, môi trường sống của các thần, ở đây Người chống trả với một thần dữ, là ác quỷ.
Điều ngạc nhiên trong tường thuật của Mátthêu là Đức Giêsu không mặc y phục mầu xanh dương hay dùng bùa chú hoặc ngay cả câu thần chú để bảo vệ. Thay vào đó, Người trực tiếp đi vào cuộc đối thoại với ác thần này, diện đối diện, trong một cuộc thi trích dẫn Kinh Thánh.
Ba lần Đức Giêsu bị cám dỗ thi hành điều gì đó khiến cho Người trở nên một đứa con làm phật lòng. Ba lần Đức Giêsu trả lời với một trích dẫn từ Kinh Thánh (; ; ) để chiến thắng sự cám dỗ. Ác thần này cũng trích Kinh Thánh chống với Đức Giêsu () nhưng không thành công để làm Người vấp ngã. Đức Giêsu chiến thắng cuộc thi đấu, và ác quỷ lìa xa Người.
Câu chuyện cám dỗ này được dựa trên và được thận trọng chế biến theo khuôn khổ những cám dỗ của Ít-ra-en ở sa mạc trong cuộc Xuất Hành ra khỏi Ai Cập. Mátthêu xếp đặt những cám dỗ này khác với Luca để kết thúc cám dỗ sau cùng ở cảnh núi cao (xem chu kỳ C, Chúa Nhật I Mùa Chay). Các ngọn núi là những dấu hiệu quan trọng trong Mátthêu. Chúng nhận định nơi để mặc khải, nơi mà Chúa Cha ban sự giảng dạy cho loài người.
Hiển nhiên, Mátthêu không có ý định dùng câu chuyện Đức Giêsu chiến thắng ác thần để làm mô hình cho các Kitô Hữu cũng phải chiến đấu với các thần dữ. Không Kitô Hữu nào có được các quyền năng mà Đức Giêsu bị cám dỗ sử dụng cách sai lầm ở đây.
Mục đích của Mátthêu trong câu chuyện này là để trình bày Đức Giêsu như một người Con trung tín và vâng phục của Thiên Chúa, cũng như khi Người được trình bày trong câu chuyện chịu phép rửa (). Sự tương phản tiềm ẩn giữa người con vâng phục, Đức Giêsu, với người con không vâng phục, Ít-ra-en trong câu chuyện Xuất Hành, là cố tình.
Những người thuộc các độc giả đầu tiên của Mátthêu sẽ hỏi: “Tại sao tôi phải tin vào Đức Giêsu?” thì họ nhận được câu trả lời thích hợp về văn hóa. Đức Giêsu là một mô hình của sự vâng phục Thiên Chúa. Người xuất hiện cách vẻ vang từ cuộc chiến đấu với ác quỷ. Người có thể bảo vệ và duy trì được vinh dự của mình và tránh được sự xỉ nhục. Cho đến khi Người bị bắt, bị xét xử, và bị chết, không ai – con người hay thần linh – thành công trong việc xỉ nhục Nguời, làm Người vấp ngã, hay khiến Người thất bại không đạt được vị thế và mục tiêu của mình. Đây là kết quả của việc vâng phục không do dự đối với Thiên Chúa.
Nói chung, người Hoa Kỳ không tin rằng các tà thần có thể gây ra khó khăn cho họ. Sự tin tưởng của nền văn hóa này là điều làm cho danh hề Flip Wilson được người ta cười thích thú mỗi khi hắn bào chữa: “Quỷ xúi tôi làm điều đó!”
Nhưng người Hoa Kỳ hiểu được quyền lực. Đặc biệt họ hiểu và phẫn uất với sự lạm dụng quyền lực của những người mà lẽ ra họ phải sử dụng quyền lực ấy cho ích lợi của người khác. Các học giả vạch rõ rằng trong các Phúc Âm, Đức Giêsu không sử dụng quyền lực một chút nào, ngoại trừ khi phải đương đầu với các ác thần và quỷ dữ. Việc Đức Giêsu từ chối lạm dụng quyền lực đem cho người Hoa Kỳ một vài điều rất quan trọng để suy nghĩ.