Nguoi Tin Huu Logo
  • Trang Nhà
  • Trang Chính
    • CHIA SẺ
      • ĐỖ TRÂN DUY
      • Lm. HỒNG GIÁO
      • NGUYỄN HUỆ NHẬT
        • TỪ ÁO CÀSA ĐẾN THẬP TỰ GIÁ
        • AI CHẾT CHO AI? AI SỐNG CHO AI?
        • ĐỐI THOẠI VỚI MỘT PHẬN TỬ
      • NHIỀU TÁC GIẢ
    • DÒNG MÁU ANH HÙNG
    • ĐƯỜNG VÀO ĐẠO
    • HIỂU ĐỂ SỐNG ĐẠO
    • HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
    • HỘ GIÁO
    • LỊCH SỬ GIÁO HỘI
    • MÁI ẤM GIA ĐÌNH
    • PHỤNG VỤ
      • Bài Giảng
      • Các Nghi Thức
    • SÁCH & TRUYỆN
  • Trang Hàng Ngày
    • GƯƠNG THÁNH NHÂN
    • SUY NIỆM HÀNG NGÀY
  • Trang Ngoài
    • TIN TÒA THÁNH & THẾ GIỚI
    • VIETCATHOLIC
    • CẦU NGUYỆN BẰNG THÁNH VỊNH ĐÁP CA
    • HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
    • DÒNG TÊN VN
    • LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VN
    • TRANG SỨ GIẢ TÌNH YÊU

Chris Stefanick - Pt. TV Nhật lược dịch

SỰ XÁC THỰC CỦA THUYẾT TƯƠNG ĐỐI

Tại sao chúng ta cần chắc chắn về những vấn đề đức tin và luân lý?

Điều gì càng quan trọng thì chúng ta càng cần chắc chắn về điều ấy.

Thí dụ, nếu bột ngọt làm bao tử bạn khó chịu thì tốt nhất hãy hỏi người hầu bàn của nhà hàng ăn Tầu xem có bột ngọt trong món ăn bạn muốn không. Nhưng hãy thử gia tăng nguy cơ này – nếu bạn dị ứng với bột ngọt và sẽ bị phản ứng nguy hiểm đến tính mạng, có lẽ chính bạn muốn xem công thức nấu nướng trước khi ăn. Bạn muốn sự chắc chắn cao độ nếu thức ăn này có thể giết bạn.

Nguy cơ thì nhiều khi chạm đến ý nghĩa của đời sống (đức tin) và cách chúng ta sống đức tin ấy (luân lý). Những điều như thế chạm đến chính mục đích của sự hiện hữu của chúng ta và chúng ta phải sống điều đó như thế nào. Chỉ có sự chắc chắn ở mức độ cao về những điều này mới đem cho chúng ta sự tin tưởng cần thiết để đối đầu đời sống với một cảm nhận vững vàng về mục đích và sự chết với niềm hy vọng.

Nhưng với mọi quan điểm về Thiên Chúa và cách chúng ta phải sống, làm thế nào bất cứ ai cũng có thể cho rằng họ biết được sự thật?

Nhiều người ngừng ở câu hỏi đó,

như thể vì có quá nhiều lý luận và quan điểm nên chúng ta có thể được miễn trách nhiệm đi tìm những câu trả lời xác đáng. Khi nói đến những câu hỏi thâm trầm, quan trọng nhất về ý nghĩa đời sống, tốt hơn bạn hãy nhìn đến chứng cớ và tìm các câu lời vững chắc, nếu không bạn có thể quên đi mục đích sự hiện hữu của bạn.

Có thể tìm thấy các câu trả lời cho những thắc mắc về đức tin và luân lý. Và dù các câu trả lời không thể được kiểm chứng về khoa học, chúng có thể được kiểm chứng về sự hợp lý.

Tôi là một khoa học gia. Khi tôi nói về sự thật, tôi nói về khoa học. Bạn nói về triết lý và tôn giáo. Chúng ta nói về hai phương diện hoàn toàn khác nhau. Ngay cả chúng ta không thể tranh luận!

Sự thật thì giống nhau bất kể chúng ta nói về điều gì.

Như chúng tôi khẳng định ở trên, sự thật là “hài hòa với sự kiện hay thực tế.”
Dù chúng ta nói về sinh học hay triết lý, chúng ta tìm kiếm sự thật bởi quan sát dữ kiện và đưa ra kết luận hợp lý về điều đó. Nếu đó là dữ kiện vật chất, bạn gọi những quan sát và kết luận của bạn là vật lý. Nếu nó liên quan đến các con số, bạn gọi đó là toán học. Nếu bạn quan sát các cảm nghiệm đạo đức, bạn gọi đó là luân lý. Nếu thông tin đó là về Thiên Chúa, bạn gọi đó là thần học. Nhưng trong từng trường hợp, đầu óc bạn làm việc qua dữ kiện để đưa ra kết luận và tìm ra sự thật.

Có sự khác biệt nào giữa dữ kiện bạn đặt dưới kính hiển vi và dữ kiện thuần túy triết học tự nhiên không? Chắc chắn có, nhưng điều đó không làm cho một khoa học này thì đáng tin hơn khoa học khác. Các ý niệm cũng có thể đáng tin như những gì trong đĩa thí nghiệm. Tỉ như, có lẽ không bao giờ bạn có thể kiểm chứng về vật lý rằng 10 ngàn tỷ cộng với 10 ngàn tỷ bằng 20 ngàn tỷ. Bạn sẽ cần một bảng tính khổng lồ. Nhưng bạn biết về diện khái niệm rằng câu trả lời đó đúng. Tương tự, các đầu óc vĩ đại trong lịch sử từ Aristotle (triết gia Hy Lạp xưa) cho đến Fred Hoyle (nhà thiên văn thế kỷ 20 và cựu vô thần) cho đến Thomas Aquinas (thần học gia thời trung cổ) đã suy diễn từ những gì chúng ta có thể quan sát được về vật lý và triết lý rằng có một “người chuyển dịch bất di dịch,”45 một “siêu trí tuệ,”46 hay một “Thiên Chúa”47 mà chúng ta không thể thấy.

Khi nói đến đạo đức học, một cách chúng ta có thể đưa ra những lý lẽ mạnh mẽ là bởi lý luận qua “dữ kiện” của những cảm nghiệm đạo đức.48 Chúng ta có thể biết rằng một số lựa chọn thì cao quý và tốt bởi vì hầu hết mọi người đều nhìn nhận như vậy. Chúng ta có thể biết một số điều thì sai bởi vì nói chung người ta chùn bước trước điều đó. Tỉ như, an tâm để nói rằng việc giết người thì sai bởi vì hầu như mọi người đều biết như thế qua trực giác. Khi đưa ra những phán đoán luân lý dựa trên cảm nghiệm chung của con người, điều đó có vẻ hơi chủ quan không? Có thể. Nhưng nó cũng không chủ quan hơn khi nói rằng chúng ta biết trái táo mầu đỏ vì hầu hết mọi người đều nhìn thấy nó mầu đỏ. Dĩ nhiên, ai đó bị loạn sắc sẽ thấy mầu xanh, nhưng sự nhận thức của họ thì sai. Và ai đó bị tẩy não có thể nghĩ rằng sự giết người thì có thể chấp nhận được, nhưng họ cũng sai.

Do đó câu hỏi của tôi cho những khoa học gia nào nghĩ rằng chỉ có dữ kiện vật chất mới có thể coi như “chứng cớ” là thế này: Tại sao bạn chấp nhận dữ kiện và đưa ra kết luận về thế giới vật chất nhưng lại bỏ qua những điều quan trọng hơn, tỉ như Thiên Chúa là ai và bạn phải sống thế nào? Tại sao bạn lại giới hạn những khám phá về vũ trụ vào thực tại bên trong đĩa thí nghiệm? Bạn nghiên cứu về vật thể trong vũ trụ, nhưng bạn quên đi ý nghĩa.

45. In book 8 of the Physics, Aristotle argues for the necessity of an “uninoved mover.”
46. Fred Hoyle, “The Universe: Past and Present Reflections." Engineering and Science (November 1981), 8-12.
47. St. Thomas Aquinas, Summa Theologiae I:2-3. Here, St. Thomas lays out logical proofs for God’s existence.
48. Kreeft 54.

Tôi đoán là tôi chỉ hoài nghi về những gì không thể kiểm chứng về khoa học.

Khi ai đó nghĩ rằng

không thể nào biết được bất cứ gì có bản chất tinh thần một cách chắc chắn, chúng ta gọi đó là một người hoài nghi. Một số người hoài nghi vì họ từ chối nhìn nhận bất cứ gì phi vật chất là chứng cớ cho sự thật.

Với nhiều người, sự hoài nghi thì khác xa với một lập trường về trí tuệ. Đó là sự tẩy chay một tuyên bố dù có đủ chứng cớ để hỗ trợ. Sự hoài nghi như thế là một thái độ không tự nhiên đối với con người hay các ý niệm và không chỉ là dấu hiệu của một tinh thần bị tổn thương. Sau nhiều năm làm việc trong thừa tác vụ giới trẻ, tôi thấy rằng tất cả các câu trả lời hợp lý trên thế giới này cũng không thể giúp cho một người có đức tin nếu trong quá khứ họ đã từng gặp khó khăn tin cậy người cha của họ. Nhiều khi đối diện với những vấn đề tín thác nền tảng như thế có thể giúp ai đó phá vỡ sự hồ nghi.

Dường như điều đó quá bảo thủ khi nói bạn đúng và mọi người khác thì sai.

“Đầu óc khép kín” chỉ là một cách tiêu cực nói về bị thuyết phục.

Theo những lời của G. K. Chesterton, “Mục tiêu của việc mở tâm trí, cũng như mở miệng, là đóng lại ở điều gì vững chắc.”49 Đó là điều tốt để đóng tâm trí bạn một khi bạn tìm thấy điều gì đó đáng được đóng lại.

49. G. K. Chesterton, Autobiography. Collected Works Vol. 16, p. 212.

Như thế Kitô Hữu nghĩ rằng phần còn lại của thế giới thì dứt khoát sai?

Tuyên bố rằng 100 phần trăm đúng về Thiên Chúa

thì không giống như nói rằng mọi người khác thì 100 phần trăm sai. Giáo Hội Công Giáo cho rằng có được sự trọn vẹn của chân lý về Thiên Chúa, nhưng Giáo Hội không cho rằng mọi đức tin khác thì hoàn toàn sai.

Về chân lý và sự cao đẹp của các tôn giáo khác, Giáo Hội chính thức dạy bảo như sau:

Giáo Hội Công Giáo không từ chối những gì đúng và thánh thiện trong các tôn giáo [khác]. Với sự chân thành tôn trọng, Giáo Hội coi các cách cư xử và đời sống đó, các giới luật và dạy bảo đó, tuy trong nhiều khía cạnh khác với những gì Giáo Hội chủ trương và đề cao, tuy thế thường phản ánh một tia của Chân Lý mà nó khai sáng mọi người.50

Và một khi có những chân lý được tìm thấy trong các tôn giáo khác, Giáo Hội nhìn nhận rằng họ có thể dẫn đưa người ta đến Thiên Chúa và giúp họ gặp gỡ Người trong nhiều cách khác nhau.51

Ngày nay cũng phổ thông khi thấy các vị lãnh đạo tôn giáo đối thoại và cùng hoạt động cho ích lợi chung bất cứ khi nào có thể. ĐGH Bênêđích XVI vừa khích lệ sự đối thoại liên tôn mà nó sẽ “giúp các tôn giáo biết nhau tốt hơn và tôn trọng lẫn nhau, để hoạt động cho sự thành đạt những khao khát cao quý nhất của loài người, trong sự tìm kiếm Thiên Chúa và trong sự tìm kiếm hạnh phúc.”52

Trong một số phương cách, mọi người có đức tin thì trong cùng một “nhóm,” cùng chạy đến một Thiên Chúa. Lập trường của chúng ta, Kitô Hữu, thì không phải là trên họ, bởi vì chúng ta cho rằng biết được chân lý, nhưng đúng hơn bước đến Thiên Chúa với họ. Chắc chắn điều này là thái độ của ĐGH Bênêđích XVI.

Nhưng sự tôn trọng các tôn giáo khác thì không giống như chủ trương trung lập tôn giáo. Trong cùng bài diễn văn, ĐGH Bênêđích XVI nói tiếp, “Thật vậy, [Giáo Hội] tuyên xưng, và luôn tuyên xưng Chúa Kitô là ‘đường, sự thật, và sự sống’ (Ga 14:6), trong Người mà nhân loại có thể tìm thấy sự trọn vẹn của đời sống tôn giáo, trong Người mà Thiên Chúa giao hòa mọi sự với chính mình.”

Các tôn giáo trên thế giới là kết quả việc loài người tìm kiếm Thiên Chúa, nó phát sinh từ bản tính của chúng ta là những tạo vật tôn giáo, được dựng nên bởi Thiên Chúa và cho Thiên Chúa. Kitô Hữu cho rằng họ biết câu chuyện Thiên Chúa tìm kiếm con người – cho đến độ trở nên một người trong chúng ta và nói thẳng với chúng ta Người là ai, và khi làm như vậy, tiết lộ cho chúng ta biết con người của chúng ta. Do đó, trong khi các tôn giáo khác cung cấp một ý niệm lờ mờ về Thiên Chúa, Đức Giêsu tiết lộ toàn thể chân dung.

Do đó, tóm lại, Kitô Hữu cho rằng 100 phần trăm đúng về Thiên Chúa thì không được coi ngang hàng với tuyên bố rằng mọi người khác thì 100 phần trăm sai. Và chắc chắn đừng lẫn lộn với sự thiếu tôn trọng người khác. Nói ai đó sai thì không giống như nói họ không thánh thiện. Cũng như đúng về thần học thì không giống như sự thánh thiện. Tỉ như, quỷ là một chuyên gia về thần học.

50. Vatican II, Nostra Aetate, 2.
51. Vatican II, Lumen Gentium, 16.
52. Pope Benedict XVI, meeting with the diplomatic corps to the Republic of Turkey, November 28, 2006, accessed April 3, 2011, http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/ november/documents/hf_ben-xvi_spe_20061128_diplomatic-corps_en.html.

Khi cho rằng biết được chân lý, không phải là điều đó có hơi chút kiêu hãnh sao?

Nó không nhiều kiêu hãnh bằng cho rằng

bạn có thể tạo ra chân lý cho chính mình – về đạo đức và tâm linh của bạn. Nó không nhiều kiêu hãnh bằng cho rằng hầu hết loài người trong quá khứ thì sai cho đến khi có làn sóng “cởi mở” gần đây. Và nó không nhiều kiêu hãnh bằng việc hạ giá những mặc khải từ Thiên Chúa hay từ thiên nhiên xuống mức độ quan điểm cá nhân, như thể tư tưởng của con người thì có sức nặng. Những ai tin vào chân lý khách quan thì có sự khiêm tốn để tìm kiếm chân lý và cố gắng tuân theo khi họ tìm thấy chân lý ấy. Thật khó để nghĩ rằng triết lý và thần học thì kiêu hãnh hơn thuyết tương đối.

Tìm cách đóng hộp Thiên Chúa trong một tôn giáo như Kitô Hữu thường làm, điều đó không phải là giới hạn sự mênh mông của Thiên Chúa hay sao?

Chủ trương rằng chúng ta không thể biết Thiên Chúa rõ ràng đủ

để phân biệt những quan niệm đúng và sai về Người, dường như đi từ sự mênh mông đến sự mập mờ. Thật lạ lùng, trong văn hóa tương đối, nếu một ý niệm tinh thần thì mơ hồ và khó để nắm vững, chúng ta kết luận rằng nó phải như thế vì nó thâm trầm. Trái lại, nếu một ý niệm tinh thần thật rõ ràng trắng đen, chúng ta lại gán cho nó nhãn hiệu quá đơn giản và nhỏ nhen.

Kitô Hữu tin rằng “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8). Sự kiện trở nên một con người và chết cho chúng ta chỉ có ý nghĩa trong sự hợp lý của tình yêu. Thật khác xa với điều bị coi là một định nghĩa “hạn hẹp”, không có gì mênh mông và thâm trầm hơn tình yêu. Chúng ta có thể tranh luận rằng không tôn giáo nào khác có thể có một tuyên bố cao siêu về Thiên Chúa là ai - hay điều gì. Và nếu Thiên Chúa là tình yêu, vậy, bất kể tất cả sự mênh mông của Người, Người không thể tự tỏ lộ cho chúng ta theo những cách rõ ràng và dễ dàng lĩnh hội hay sao? Đó là những gì về Đức Giêsu: Thiên Chúa với một diện mạo và một danh xưng nói ngôn ngữ của loài người. Tình yêu tự tỏ lộ này của một Thiên Chúa siêu phàm thì thật thâm trầm và mênh mông hơn sự diễn tả về một khối thần thánh lờ mờ, vô định hình, bâng quơ mà không bao giờ lưu tâm đủ đến con người để tự tỏ lộ một cách rõ ràng cho họ.

Nhưng sau cùng, không phải là sự đa dạng kiên cường chúng ta hay sao? Và nếu mọi người nghĩ như bạn về đức tin và luân lý, không phải là điều đó sẽ bị suy yếu hay sao?

Trong một số phương cách, việc cùng tồn tại của nhiều văn hóa là một sức mạnh lớn lao của thế giới hiện tại.

Nó làm phát sinh nhiều quốc gia thịnh vượng trong biết bao phương cách bởi vì sự sáng tạo và cởi mở đón nhận các ý kiến của các quốc gia ấy. Nó linh hứng cuộc đối thoại về trí tuệ, thách đố chúng ta sống bác ái và hiểu biết, và giúp chúng ta biết quý trọng nhân loại nói chung mà nó kết hợp chúng ta lại. Nhưng thật nghịch lý, thuyết tương đối tiêu hủy sự đa dạng đích thực!

Một thế giới mà người ta công khai và thành thật bất đồng ý thì đa dạng. Một thế giới mà thúc ép sự thống nhất qua sự tuân thủ với thuyết tương đối – và buộc tội người ta là cuồng tín vì bất đồng ý với người khác – thì khác xa với sự đa dạng.

Một xã hội tương đối coi mọi quan điểm tôn giáo như nhau và sẽ đàn áp bất cứ ai coi mình là “đúng” hơn người khác. Một xã hội như thế có thể có nhiều nhà thờ, nhưng cuối cùng, mỗi người chỉ là một phần tử của “giáo hội tương đối” – chủ trương cùng một tín lý trọng tâm mà không có sự khác biệt hiển nhiên giữa các tôn giáo, và Thiên Chúa là điều gì đó mỗi người tự tạo ra cho mình thay vì một Đấng mà mỗi người khám phá ra. Không có gì đơn sắc và chán chường hơn điều đó. Đó là một tháng Mười Hai lạnh lẽo khi đèn nến bảy ngọn (menorah) và cây Giáng Sinh bị thay thế với các biểu ngữ mơ hồ mang hàng chữ hy vọng và tin tưởng nhưng không bao giờ cho biết tại sao lại hy vọng và những gì phải tin.

Sự đa dạng đích thực là khi chúng ta có thể mạnh mẽ bất đồng ý với sự tôn trọng và lòng bác ái.

Em rể của tôi là một người theo Do Thái Giáo. Tôi tin rằng nó nghĩ tôi thật sai lầm về Đức Giêsu. Nó không bị ảo tưởng rằng Đức Giêsu có thể là Thiên Chúa cho tôi, nhưng là ai đó hoàn toàn khác biệt cho nó. Thật khó để là một người theo thuyết tương đối khi nói đến một nhân vật lịch sử. Đức Giêsu hoặc là đấng mà Người tự nhận hoặc là người điên. Dĩ nhiên, tôi tuyên bố rằng Người tuyệt đối là Thiên Chúa và em rể của tôi thì hoàn toàn sai.

Như thế chúng tôi bất đồng ý về con người Giêsu. Tôi giả sử rằng vì tình cảm nó dành cho tôi, nó sẽ vô cùng sung sướng nếu tôi chia sẻ đức tin Do Thái của nó. Tương tự, tôi rất thích nếu nó trở nên một Kitô Hữu. Điều đó không có nghĩa chúng tôi ghét nhau hoặc đánh nhau mỗi khi gia đình xum họp (không những thế mà vấn đề này không bao giờ được đưa ra). Trái lại, chúng tôi tôn trọng lẫn nhau trên hành trình đến với Thiên Chúa, và ngay cả có thể cùng nhau cầu nguyện. Đó là một thí dụ đích thực về sự hợp nhất trong đa dạng. Chúng ta không cần phải được hợp nhất trong thuyết tương đối để được đoàn kết trong tình huynh đệ.

Làm sao tôi có thể biết sự thật về các vấn đề luân lý?

Khi suy nghĩ về một hành động đúng hay sai, chúng ta phải theo luật:

luật tự nhiên và luật của Thiên Chúa. Luật của Thiên Chúa, được nhìn nhận bởi những người có đức tin, là những gì Thiên Chúa trực tiếp tiết lộ về cách chúng ta phải hành động. Luật tự nhiên ám chỉ các quy tắc luân lý “được viết” vào chính bản tính của chúng ta.

Làm thế nào chúng ta có thể biết luật tự nhiên? Câu hỏi tốt hơn là “Làm thế nào chúng ta không thể?” Các Tổ Phụ Sáng Lập quốc gia Hoa Kỳ viết rằng các quyền căn bản của con người thì “tự minh chứng.” Không cần phải được huấn luyện chuyên sâu để hiểu được rằng con người có quyền đối với sự sống, sự tự do, và theo đuổi hạnh phúc. Đúng hơn, thiếu huấn luyện thì mới không thấy điều đó.

Nhờ luật tự nhiên, các văn hóa bộ lạc xa xôi nhất cũng “hình dung ra” các bổn phận của hôn nhân và của cha mẹ và không tán thành lối cư xử làm hao mòn điều đó. Các bổn phận quen thuộc được viết vào chính bản tính của thân xác có khả năng sinh sản của chúng ta.

Luật tự nhiên là lý do việc giết người từng là tội đáng bị trừng phạt nặng nhất trong hầu hết mọi văn hóa của dòng lịch sử. Nó vi phạm đến sự sống mà chúng ta “nhìn thấy” trong một người. Chúng ta tự nhiên chùn bước trước điều đó. Chúng ta không phải suy nghĩ về điều đó.

Chủ nghĩa hiện thực luân lý – một nhìn nhận rằng có các quy tắc đạo đức mà tất cả chúng ta phải sống theo đó – thì không được pha chế bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo. Nó trong DNA của chúng ta. Trẻ em có một cảm nhận bẩm sinh rằng có điều đúng và sai, công bằng và không công bằng được in sâu trong các nền tảng của vũ trụ. Sau khi một đứa trẻ cảm được sự đau khổ vì bất công ở sân chơi, không cần lâu để nó rành mạch nói rằng điều đó sai hay xấu xa khi có người lấy cắp trái banh của nó hay đánh vào mặt nó.

Thuyết tương đối – một bác bỏ ý niệm rằng có những điều nên và không nên – là một cách suy nghĩ thiếu tự nhiên. Nó được thận trọng dạy bảo con em chúng ta bởi giới thượng lưu trí thức hoặc áp đặt trên chúng ta bởi một chính phủ ngoài tầm cỡ mà họ hăm dọa hình phạt đối với công dân nào đưa ra một tuyên bố luân lý mà bị gán cho là cuồng tín.

Bởi vì thuyết tuyệt đối và luật tự nhiên là một phần của cảm nghiệm con người, thuyết tương đối chỉ thống trị một phần nhỏ trong lịch sử con người, và đơn giản nó không thể thống trị thế giới mãi mãi. Nếu cuối cùng nó thành công xé nát xã hội ra từng mảnh (hầu như đã như thế trong thời Mussolini), các người hiện thực mới sẽ vươn dậy từ đống tro tàn.

Dường như những người như bạn đang cố đi ngược thời gian. Không phải thuyết tương đối là về việc chúng ta vượt ra khỏi các quan điểm luân lý lỗi thời hay sao?

Thuyết tương đối không tượng trưng cho sự phát triển từ các quan điểm lỗi thời.

Nó tiêu biểu cho sự hủy hoại toàn thể cách tiếp cận luân lý của loài người trong dòng lịch sử, thay thế luân lý với một triết lý sai sót – “quy luật vàng” mới mà chẳng có quy tắc gì cả.

Một khi cho rằng các quan điểm luân lý trở nên “lỗi thời”: Những chữ như lỗi thời phải được dùng cho những điều như máy nướng bánh mì. Những chữ như đúng và sai phải được dùng cho các ý tưởng. Nếu chúng sai, chúng phải bị quăng đi bởi vì chúng luôn luôn sai. Nếu chúng đúng, chúng phải được tin tưởng hơn nếu đã từng đứng vững theo thời gian. Quãng thời gian không làm cho một ý niệm đạo đức trở nên sai hay lỗi thời. Bạn không dùng luân lý để biết thời gian. Dùng một đồng hồ để phán đoán vấn đề luân lý thì cũng như khùng.
Dĩ nhiên, trong một số lãnh vực, những khám phá mới thay thế những ý tưởng cũ. Bạn không dùng sách giáo khoa từ 1850 trong lớp sinh học ngày nay cũng giống như bạn không đi tìm mua một lò vi sóng cũ kỹ. Nhưng các chân lý được nhận biết trong triết học (và thần học) thì phi thời gian. Chúng có thể được đánh bóng, nhưng chúng không rỉ sét.

Làm thế nào tôi biết được chân lý trong các vấn đề đức tin?

Đức tin không chỉ là sự tổng hợp của các lý do cá biệt hay hợp lý

để đưa ra một kết luận hợp lý. Lý trí có thể dẫn chúng ta đến ngưỡng cửa đức tin. Lý trí cũng có thể giúp chúng ta hiểu nội dung của đức tin sau khi vượt qua ngưỡng cửa này. Nhưng lý trí không thể thực sự vượt qua ngưỡng cửa này cho chúng ta. Để trở nên một người có đức tin sâu đậm, cần có nhiều điều hơn là một bậc kỳ tài thần học. Đó là vì đối tượng của đức tin không phải là một điều hay một đề tài nhưng là một con người – Thiên Chúa. Đức tin không phải là một khoa học nhưng là một sự tương giao. Đây là lý do đức tin xảy ra bởi một hành vi của ý chí, không chỉ của trí tuệ. Như một suy diễn, hãy nhìn đến hôn nhân.

Những ý nghĩ hợp lý có thể giúp một người nam loại trừ mọi lựa chọn khác và tập trung vào một người mà anh muốn kết hôn, nhưng sau cùng, lời nói “tôi chấp nhận” là một hành vi của ý chí, một quyết định để dâng hiến cho một người. Bạn không thể dùng khoa học để kiểm chứng mọi điều bạn biết về cô ta, bạn cũng không thể dùng mọi kiến thức của mình để giải thích những bí ẩn của cô ta, tuy nhiên sau khi bạn có đủ “chứng cớ,” sự xinh xắn và tốt lành của cô ta khiến bạn quyết định trao cho cô cuộc đời của bạn.

Trong một số ý nghĩa, đức tin là một sự mạo hiểm mù quáng, giống như hôn nhân, nhưng điều này không phải vì Đức Tin phi lý nhưng đúng hơn, siêu lý lẽ – nó vượt lên trên những giới hạn của lý trí. (Có những phần của vũ trụ vượt ra ngoài tầm nhìn của chúng ta. Điều đó không có nghĩa là chúng không có ở đó). Cũng quan trọng như việc sử dụng lý trí của bạn, bạn không thể hoàn toàn thấu hiểu Thiên Chúa cũng như hiểu rõ hôn nhân mà bạn bước vào, nhưng một khi bạn có đủ chứng cớ, bạn bước vào dù thế nào đi nữa.

Hơn nữa, hãy nghĩ đến sự kiện là người vô thần cũng đòi hỏi một bước nhảy vọt về đức tin. Không người vô thần nào có thể minh chứng về khoa học rằng tuyệt đối không có Thiên Chúa hoặc, nếu không có Thiên Chúa, tại sao trong vũ trụ có những sự vật trái ngược với sự hư không. Tuy nhiên sau khi có được một vài “khám phá”, người vô thần cần có bước nhảy vọt về đức tin và quyết định rằng không có Thiên Chúa. Như vậy, có đức tin hay thiếu đức tin bao gồm một hành vi của ý muốn.

Niềm tin vào Thiên Chúa được sự hỗ trợ hợp lý nào?

Đức tin không chỉ là sự tổng hợp của các lý do cá biệt hay hợp lý

Chúng ta đang rời xa thuyết tương đối, nhưng chỉ trong một vài câu hỏi thôi.

Với sự thích đáng tôn trọng người vô thần, thuyết vô thần thì cũng điên khùng như một con bọ chét từ chối không tin có một con chó. Trong những lời của Edwin Conklin, nhà sinh vật học và cộng sự viên của Albert Einstein tại Princeton University, “Xác suất về sự sống xuất phát từ một sự tình cờ thì có thể so sánh với xác suất của một cuốn tự điển đầy đủ xuất phát từ một vụ nổ trong tiệm in.”53 Một sợi DNA thì phức tạp hơn một cuốn tự điển. Có thể có một vụ nổ lớn được theo sau bởi hàng tỉ năm tiến hóa, nhưng nhận xét rằng tất cả những điều này có thể xảy ra mà không có trí óc nào đó “giám sát” thì cũng ngớ ngẩn như nhìn thấy một cuốn sách và cho rằng không có tác giả chỉ vì không tận mắt nhìn thấy họ. Cũng ngớ ngẩn tương tự khi cho rằng các điều kiện có thể đã có ở đó, bởi tình cờ, để một cuốn sách tiến triển từ hư không nếu có đủ thời gian.

Chúng ta không thể cho rằng biết được lý do tại sao Thiên Chúa có ở đó và một vũ trụ trái ngược với sự hư không, nhưng chúng ta có thể biết là nếu nhìn thấy một cuốn sách thì phải có một tác giả, nếu nhìn thấy một bức tranh thì phải có một họa sĩ, nếu nhìn thấy một chuỗi sự kiện mở đầu thì phải có một “khởi đầu” tối thượng, và nếu chúng ta nhìn thấy một vũ trụ thì phải có Đấng Tạo Hóa.

Đây là lý do các triết gia xưa tin có Thiên Chúa, hầu hết các người theo thuyết tương đối tin có Thiên Chúa, và, tôi cho rằng, nhiều người tự nhận là vô thần cũng tin vào Thiên Chúa – họ chỉ tức giận Người vì lý do này hay lý do khác.

53. Readers Digest, January 1963, 92.

Điều gì khiến bạn rất tin tưởng vào Kitô Giáo?

Nếu ai đó chỗi dậy từ sự chết bởi chính quyền lực của mình, tôi sẽ tin bất cứ gì người ấy nói.

Vị sáng lập Kitô Giáo đã chỗi dậy từ sự chết. Trong thế kỷ 19, giáo sư luật đáng kính là Simon Greenleaf nhận thấy rằng Kitô Giáo dựa vào niềm tin ở sự Phục Sinh của Đức Giêsu. Thật vậy, nếu Đức Giêsu Kitô đã chỗi dậy từ sự chết, điều đó chứng minh mọi điều Người đã tuyên bố. Nếu không, hoặc Người là một tên dối trá cơ hội chủ nghĩa hoặc một tên điên nghĩ rằng mình là Thiên Chúa. Ông Greenleaf tìm cách chứng minh rằng sự Phục Sinh không bao giờ đứng vững trong một tòa án – nhưng ông gặp phải một khó khăn về giả thuyết của mình: Ông biết rằng một nhân chứng là cách chắc chắn để kết thúc vụ kiện. Trong trường hợp Phục Sinh, ông không chỉ tìm thấy nhiều nhân chứng nhưng tất cả đều sẵn sàng chịu chết thay vì rút lại lời chứng của họ. (Điều quan trọng để nhận xét là các nhân chứng này không chỉ sẵn sàng chịu chết cho một niềm tin hay một triết thuyết nhưng để xác nhận một biến cố đặc biệt họ được thấy: sự Phục Sinh). Mười tông đồ chịu cái chết khủng khiếp và một người bị lưu đầy. Sau cùng, ông Greenleaf trở nên một Kitô Hữu.54

54. His work, The Testimony of the Evangelists, was published in 1846. I also use this argument in Do I Have to Go: 101 Questions about the Mass, the Eucharist, and Your Spiritual Life, though with somewhat different wording.

Bạn làm gì khi đức tin vững vàng của bạn bị thử thách bởi một nghịch cảnh? Làm thế nào để bạn vẫn chắc chắn?

Thảm kịch là điều không thể tránh của cuộc đời.

Nếu bạn chưa bao giờ cảm nghiệm, rồi đây bạn sẽ cảm được, bởi vì không ai tránh được đau khổ, và mọi người phải chết. Điều tệ hơn là có lẽ bạn cảm nghiệm sự chết của người thân yêu trước khi của bạn. Vào những lúc như thế, có thể bạn sẽ gào lên, “Chúa ơi, Ngài ở đâu?” (Hãy xem Mátthêu 27:46. Đức Giêsu cũng đã từng kêu lên như thế nên bạn không phải lẻ loi). Làm thế nào bạn giữ được đức tin trong những lúc như thế? Bạn có thể tiếp tục chọn sự tin tưởng.

Như chúng ta đã nói ở trên, đối tượng của đức tin thì không phải là một đề tài nhưng là một Người, và vì lý do đó, đức tin thì không chỉ ở trong đầu bạn nhưng nó bao gồm một hành vi của ý chí. Đầu của bạn có giới hạn. Nó chỉ có thể nhớ được một số dữ kiện giới hạn vào một lúc. Ở giữa thảm kịch, bạn không thể nhớ ngay lập tức mọi lý do để tin hoặc mọi sự đã giúp củng cố đức tin sau nhiều năm – cũng như người chồng đối diện với sự cám dỗ không thể ngay lập tức nhớ được mọi điều tuyệt vời từng cảm nghiệm trong hôn nhân. Nhưng cũng như người phối ngẫu trung tín đó, bạn có thể tiếp tục chọn sự tin tưởng vào một Tác Giả sự sống đầy yêu thương thay vì tuyệt vọng.

Thường trong ánh sáng đức tin, sự xáo trộn của thảm kịch lại có ý nghĩa một cách nào đó, hoặc tối thiểu có thể chịu đựng nổi và không làm cạn kiệt ý nghĩa của đời sống. Nói theo T. Augustine, “Đừng tìm sự hiểu biết để bạn có thể tin, nhưng hãy tin để bạn có thể hiểu.”55

55. St. Augustine of Hippo, Tractate 29 on John 7:14-18, NewAdvent.org, accessed April 3, 2011, http://www.newadvent.org/fathers/1701029.htm.

BẢY CÁCH ĐỂ CHỐNG VỚI THUYẾT TƯƠNG ĐỐI

Được rồi, tôi tin rằng tôi có thể biết chân lý và điều đó không làm tôi thiếu khoan dung. Vậy làm thế nào để tôi chống với thuyết tương đối?

Sau đây là một vài lời khuyên để giúp bạn chống với thuyết tương đối. Lời khuyên sau khó hơn lời khuyên trước, và lời sau cùng thì dường như bất khả - nhưng cần thiết nhất cho đến bây giờ.

  1. Phổ biến bài này cho bất cứ ai bạn biết. Chia sẻ với những người đề cao thuyết tương đối.
  2. Bạn có thực sự muốn trở nên một chiến sĩ chống với thuyết tương đối không? Hãy đọc thêm về đề tài này. Hãy xem tông thư của ĐGH Gioan Phaolô II “The Splendor of Truth” (chân lý rạng ngời), cuốn “Faith and Certitude” của Cha Thomas Dubay, và cuốn “A Refutation of Moral Relativism” của Peter Kreeft.
  3. Bạn ngừng suy nghĩ như một người thích thuyết tương đối; bây giờ hãy chấm dứt nói năng như thế. Khi bạn nói về các vấn đề đức tin và luân lý, hãy truyền đạt với sự tin tưởng. Hãy theo gương của T. Gioan khi người viết, “[Chúng tôi loan truyền cho anh chị em] những gì chúng tôi đã nghe, những gì chúng tôi đã thấy tận mắt, những gì chúng tôi nhìn đến và chạm đến với tay của chúng tôi” (1 Ga 1:1). Không ai có ấn tượng rằng người đang chuyển đạt chỉ có ý tưởng hay lý thuyết mơ hồ. Người truyền đạt sự kiện.
    Cùng với những điều đó, trừ phi phải củng cố lý luận, hãy tránh mở đầu với câu “Giáo Hội dạy,” như thể đó là một sự từ chối trách nhiệm. Chỉ khẳng định một điều đúng với sự kiện.
    Trong những lời của ĐGH Gioan Phaolô II, sự giảng dạy của chúng ta phải “thường xuyên tách biệt với bầu khí chung quanh của sự do dự, không chắc chắn, và nhạt nhẽo.”56 Nếu bạn luôn trình bày đức tin như “quan niệm của chúng tôi”, thì bạn không mở rộng Kitô Giáo nhưng thuyết tương đối.
  4. Nếu bạn kết hôn, hãy là một người phối ngẫu và cha mẹ yêu dấu và trung thành. Trong khi có nhiều lý do cho sự gia tăng thuyết tương đối, sự đổ vỡ gia đình là một. Những ai được lớn lên trong một gia đình được xây trên cát thay vì đá vững chắc thì thường khó cho họ hoàn toàn tín thác vào Cha trên trời.
  5. Hãy vui tươi. Một xã hội sống dưới chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối thì không thể nắm vững ý nghĩa cố hữu của đời sống. Theo đó, có thể nó có nhiều “thú” tiêu khiển, nhưng được nhận thấy nó thiếu niềm vui thực sự. Niềm vui của bạn sẽ hiển nhiên nói lên rằng bạn tìm thấy đời sống có ý nghĩa và đáng sống. Khi nhìn thấy điều này, thế giới sẽ khao khát điều bạn có. Cũng tệ không kém là trở nên người hay than van vì không ai muốn ở gần. Không bao giờ quên hân hoan trong những gì bạn tìm thấy. Hãy nhớ, bạn là giáo đường duy nhất mà một số người chưa từng bước chân đến!
  6. Hãy nói sự thật với lòng bác ái. Tôi không hồ nghi rằng một phần của lý do thế giới rơi vào thuyết tương đối là để phản ứng với những người trình bày chân lý mà không có lòng bác ái và sự thương xót, đó là một hình thức độc đáo của sự độc ác.
    Trong khi tâm trí của bạn phải khép lại khi tìm được chân lý, con tim bạn không bao giờ được đóng kín với người khác. Không bao giờ dễ nổi nóng với những ai không nhìn thấy điều bạn thấy. Không bao giờ khinh dể họ vì những gì họ tin và đang ở đâu trong hành trình cuộc đời của họ. Nếu bạn làm như thế, sự chia sẻ đức tin của bạn sẽ đập vào họ như “thanh la phèng phèng hay chũm chọe xoang xoảng” (1 Cor. 13:1). Nói cách khác, nó sẽ xua đuổi họ đi chỗ khác. Để chia sẻ chân lý về Đức Kitô một cách hiệu quả, bạn phải thực sự yêu quý người khác – không chỉ yêu họ vì như thế họ có thể trở lại đạo, nhưng họ muốn trở lại đạo vì bạn yêu thương họ – cho đến mức bạn tiếp tục yêu thương họ dù họ vẫn ngoan cố sống trong tội, vẫn có quan điểm tương đối, không tin, hay bất cứ gì có thể.
    Trong những lời của ĐGH Gioan Phaolô II khi tuyên thánh cho T. Edith Stein – một nữ tu dòng Camêlô đã chết trong trại Auschwitz vì đức tin Công Giáo và vì gốc Do Thái – “Đừng chấp nhận bất cứ gì là chân lý nếu thiếu tình yêu. Và đừng chấp nhận bất cứ gì là tình yêu nếu thiếu chân lý! Cái này thiếu cái kia chỉ trở nên một sự giả dối hủy diệt.”57 Dân chúng ngày nay cần cùng một loại phản ứng mà Đức Giêsu đã ban cho thế giới vụn vỡ trong năm 33 khi Chân Lý tuyệt hảo bị treo trên trên thập giá trong Tình Yêu tuyệt hảo. Người không bao giờ thất bại trung thành với các nguyên tắc và những giảng dạy của Người – cho đến nỗi bị đóng đinh trên thập giá. Tuy nhiên, Người không bao giờ ngừng yêu thương, ngay cả những ai đã giết Người.
  7. Những lời khuyên trên chỉ là vụn vặt về tầm quan trọng khi sánh với “lời khuyên” sau cùng của tôi: Hãy trở nên Thánh (tên của bạn ở đây).58 Một thế giới bị thống trị bởi thuyết tương đối thì có khó khăn nắm vững sự trình bày hợp lý về thuyết tương đối – hoặc về bất cứ vấn đề gì. Sự thánh thiện của cá nhân là lý lẽ cuối cùng rằng một thực tại tinh thần hiện có mà nó chắc chắn như đất dưới chân bạn đứng và, bởi vì thực tại đó, cuộc đời thì đáng sống ngay cả khi khó khăn.59
    Chính sự thánh thiện đã giúp một phụ nữ sống nghèo hèn, khiết tịnh, và vâng phục trong khi phục vụ người nghèo ở Calcutta, Ấn Độ, trở nên người nổi tiếng trong một thế giới bị hao mòn với sự giầu sang, tình dục, và quyền lực. Sự thánh thiện đã giúp một ông già 82 tuổi bị bệnh Parkinson trong phẩm phục Rôma thu hút giới trẻ nhiều hơn là một ban nhạc sôi động nóng bỏng nhất. Ngay cả những người ghét Giáo Hội Công Giáo cũng không thể cưỡng lại sức thu hút của Mẹ Têrêsa và ĐGH Gioan Phaolô II. Nhà độc tài cộng sản Fidel Castro không thể không mời Đức Gioan Phaolô II đến Cuba – dù vị giáo hoàng này góp phần thiết yếu trong việc lật đổ chế độ cộng sản ở Ba Lan!
    “Giải pháp” cho sự khó khăn của mọi thời thì cuối cùng giống nhau. Cùng một điều sẽ chiếm lại thế giới ngày nay như nó đã từng chiếm được lần đầu cách đây 2,000 năm khi một nhóm ngư phủ không có bất cứ quyền lực hay phương tiện nào trên thế giới đã quyết định từ bỏ mọi sự để theo Đức Giêsu. Sự thánh thiện. Đó là giải pháp kỳ diệu. Chắc chắn. Do đó, khi những người bị ngột ngạt vì khói mù của thuyết tương đối đến gần bạn, họ phải có được một luồng gió hiếm quý của thiên đường và một hé nhìn vào một thế giới có ý nghĩa. Bạn cần trở nên một lò lửa tinh thần trong một thế giới ngày càng lạnh và tăm tối.

Khi Phongxiô Philatô hỏi Đức Giêsu, “Sự thật là gì?” ông đang nhìn đến diện mạo của Đấng đã từng nói, “Ta là đường, là sự thật, và là sự sống.” Người không nói, “Ta là một con đường, một quan niệm, và một lối sống.” Đừng chỉ nói về Người: Hãy cho thế gian thấy diện mạo của Người. Tôi ao ước có thể đưa ra một giải pháp dễ dàng hơn, vì điều này đòi hỏi cả cuộc đời của bạn, nhưng không có điều nào khác.

56. Pope John Paul II, Catechesi Tradendae, 56.
57. Pope John Paul II, "Canonization of Edith Stein and Homily,” L'Osservatore Romano, weekly edition in English, October, 14/1998, I, accessed April 3, 2011, http://www.ewtn.com/library/papaldoc/jp2stein.htm.
58. Kreeft, l74 This is also Kreeft's final piece of advice for battling relativism.
59. "Art and the saints are the greatest apologetic for our faith." Pope Benedict XVI, meeting with the clergy of the Diocese of Bolzano-Bressanone, August 6, 2008, accessed April 3, 2011, http://www.vatican.va/holy_father/benedict-xvi/speeches/2008/august/documents/hf_ben-xvi_spe_20080806_clero-bressanone_en.html.

CÁC BÀI KHÁC

  • Adong, Evà & Sự Tiến Hóa
  • Ai Chết Cho Ai? Ai Sống Cho Ai?
  • Mục Sư Alex Jones Trở Lại Công Giáo
  • Các Giáo Phái
  • Câu Chuyện Hoán Cải của Ông Scott Hahn
  • Đạo Nào Cũng Giống Nhau?
  • Đức Maria và Giáo Hội Công Giáo
  • Sự Hiện Hữu của Thiên Chúa
  • Khoa Học & Đức Tin
  • Kinh Thánh Công Giáo
  • Linh Hồn
  • Nghe Tiếng Chúa Gọi
  • Người Công Giáo Thờ Tượng Ảnh?
  • Từ Phật Giáo Sang Công Giáo
  • Sự Xác Thực Của Thuyết Tương Đối
  • Vấn Đề Cứu Rỗi

Liên Lạc Với Chúng Tôi

  • 8810 Diamond Lake Ln - Houston, TX 77083
  • 713-870-8955
  • nth@nguoitinhuu.org

Vể NGƯỜI TÍN HỮU

NguoiTinHuu.org được thành lập năm 1997 với mục đích loan truyền Tin Mừng qua hệ thống tin học và chuyển tải tài liệu. Sứ vụ này được thể hiện qua việc cung cấp MIỄN PHÍ cho tất cả mọi người các kiến thức về đức tin Công Giáo, kể cả tin tức và mọi vấn đề liên quan đến đời sống Công Giáo. Chúng tôi nhất quyết trung thành với Huấn Quyền của Giáo Hội, Đức Thánh Cha và các Giám Mục trên toàn thế giới cùng với hợp nhất với người như các chủ chăn của Giáo Hội, trong khi vẫn cởi mở đối thoại với bất cứ ai.
NguoiTinHuu.org được duy trì bởi Pt. Giuse Trần Văn Nhật với sự cộng tác của các linh mục Việt Nam trên toàn thế giới, nhất là các linh mục và phó tế của tổng giáo phận Galveston-Houston.

How to Help Nguoi Tin Huu

Please pray daily for all the members and benefactors of NguoiTinHuu.org, past and present, living and deceased.

Về Bài Trích Trong www.nguoitinhuu.org

Có thể sử dụng các bài trong www.nguoitinhuu.org cho nhu cầu tinh thần, xin đừng làm thương mãi và xin ghi rõ xuất xứ cũng như tác giả.

Về Bài Gửi Cho www.nguoitinhuu.org

Bài gửi cho www.nguoitinhuu.org thì xin đừng gửi cho chỗ khác.
Khi tự ý gửi bài cho www.nguoitinhuu.org, tác giả đương nhiên cho phép phổ biến theo quy tắc của www.nguoitinhuu.org.
Chúng tôi có toàn quyền kiểm duyệt hay từ chối đăng tải mà không cần nêu lý do.
© 2019 NGUOI TIN HUU - All Rights Reserved.NGUOITINHUU