Bài Ca Bình Minh

Phần II: “KINH LẠY CHA” Trong Bối Cảnh
Bảy Di Ngôn Sau Cùng của Chúa Giêsu

LẠY CHA, CON XIN PHÓ THÁC HỒN CON
TRONG TAY CHA
- XIN CHO Ý CHA THỂ HIỆN

Đang khi chuẩn bị phần này cho việc suy tư những di ngôn sau cùng của Chúa Giêsu, tôi đã nhận được hai tin làm tôi rất lúng túng: tin về hai cái chết.

Một là bà của bạn tôi qua đời, hưởng thọ bảy mươi lăm năm tuổi. Hai là sự qua đời của mẹ vợ em trai họ tôi. Cả hai thông tin này đã giúp tôi tập trung vào suy tư của mình. Nỗi buồn từ hai thông tin này đã giúp tôi nhớ lại cuộc vật lộn chống lại cái chết của tôi trong vài năm trước đây.

Cái chết của những người bạn cũ và người thân của tôi đã khiến tôi đau buồn. Thật không dễ dàng để chấp nhận. Thời gian vẫn không ngừng trôi. Tiến trình của cuộc sống vẫn tiếp diễn. Khi thân xác thể lý đi đến những giây phút hoạt động cuối cùng của nó, còn tinh thần không còn có thể trú ngụ trong phạm vi vật chất nữa, tinh thần ấy sẽ thoát ra khỏi ngục tù giam hãm của thân xác và giải phóng nó đến một thế giới vô tận, một thế giới của những con người bất tử. Chúng ta là những Kitô hữu vẫn tin vào tính bất tử của linh hồn, cũng giống như những người tin vào việc tôn kính ông bà tổ tiên. Họ cũng tin vào sự sống bên kia khỏi trần thế này. Như thế, tính bất tử của linh hồn có thể được hiểu rõ ràng hơn.

Khi nghe tin về cái chết, người ta có thể hiểu được ý nghĩa của câu nói: “Con xin phó thác hồn con trong tay Cha”. Đây là lời trăn trối cuối cùng được chấp nhận bởi một người với tâm trí tỉnh táo, người ấy hy vọng rằng thông qua cuộc sống trần thế này sẽ đạt đến đích. Nhưng đích này lại là cửa ngõ để khởi đầu cho sự sống muôn đời. Điều này muốn nói đến việc linh hồn sẽ được tiếp cận với Đấng Tạo Hóa. Linh hồn này sẽ lặp lại lời Thầy Chí Thánh đã dạy: “Xin cho Ý Cha thể hiện”.

Cuộc vật lộn chống lại cái chết của tôi diễn ra trong suốt thời gian thân xác tôi phải mang lấy căn bệnh vốn sẽ làm sụp đổ hệ thống thông thường trong cơ thể. Bấy giờ tôi khó mà ăn được, tôi cứ bị xuất huyết. Tôi phải làm mọi việc trên giường bệnh. Tôi phải gạt đi tất cả những tủi hổ của mình. Đó là phút giây người ta phải tín thác hoàn toàn vào lòng Chúa xót thương. Tuy nhiên, tôi cảm nhận tận sâu thẳm lòng tôi có một năng lực thần linh. Mỗi khi ai đến xin tôi hy sinh để cầu nguyện cho họ, tôi đều mang lại năng lực đó cho họ. Trong những tình thế khó khăn bởi toàn thân thể đang đau bệnh, tôi chỉ quyết tâm để thực hiện một điều: đó là, giữ lấy hơi thở. Hơi thở là cầu kết nối của tôi với sự sống. Khi đó, tôi mới hiểu được ý nghĩa của trình thuật trong sách Sáng Thế: Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi của con người đầu tiên. Thế rồi, tôi hiểu rõ rằng hơi thở chính là thần khí.

Hơi thở như thần khí là một sự thật mà tôi học được trong tình thế gay go ấy. Nhưng đây không phải là tình thế duy nhất chúng ta có thể học những bài học vĩ đại trong cuộc sống: Chúng ta có thể học được qua những tình huống thử thách của hai người phối ngẫu ly hôn khi gặp vấn đề hôn nhân; Chúng ta có thể học được qua những bệnh nhân đang đau đớn như bị ung thư giai đoạn cuối chẳng hạn; Chúng ta có thể học được qua những con người đang cô đơn vì người thân yêu đã ra đi; Cúng ta có thể học được qua công việc kinh doanh sụp đổ; Chúng ta có thể học được qua tình thế mà có một người con hay một người bạn bị nghiện hút; Và có thể học qua rất nhiều những tình huống khủng khiếp khác nữa.

Đó là những lần hầu chúng ta sẽ trao phó những tình huống của chúng ta vào sự nhân lành và long thương xót của Cha trên Trời. “Vâng, lạy Cha, xin cho Ý Cha được thể hiện”. Nhưng xin chỉ cho chúng con phương thế để hiểu thấu kế hoạch của Cha dành cho chúng con. Chúng con đang bên bờ vực thẳm, sắp sửa mất tất cả sức mạnh của mình.

Lúc đau buồn như thế là lúc mà dường như tất cả niềm hy vọng có vẻ như tiêu tan sụp đổ vì sự thấu hiểu của tâm trí đã bị che khuất. Nhưng dù thế nào đi nữa, xin cho ý Cha được thể hiện.

Cũng như Con Cha đã phó thác linh hồn vào trong tay Cha thế nào, thì chúng con cũng xin phó thác Cha như vậy!

coi tiếp