Khi chấm dứt việc dẫn giải lại các điều răn, Đức Giêsu vẽ ra ba khung cảnh mà trong đó người môn đệ bị sỉ nhục bởi người khác thì được khuyên hãy bỏ qua sự trả thù ().
Bị đánh vào má bên phải có nghĩa, hoặc bị vả bằng mu bàn tay phải, hoặc bị vả bằng lòng bàn tay trái. Ở Trung Đông, tay trái được dành cho việc vệ sinh. Đó là điều sỉ nhục ghê gớm nếu đặt tay trái lên bàn, ăn bằng tay trái, hay chìa tay ấy ra cho người khác. Vả má bên phải hay bên trái đều làm nhục (c. 39).
Ở Trung Đông khi phải nhờ đến tòa án đó là điều rất sỉ nhục. Những cuộc tranh cãi phải dàn xếp trước khi đến giai đoạn này. Lời đề nghị của Đức Giêsu là hãy nhượng bộ (áo khoác) nhiều hơn điều đối phương yêu cầu (áo trong) thì thật kinh ngạc (c. 40).
Áo trong thì tuyệt đối cần thiết vì nó không chỉ là một mảnh y phục nhưng còn là túi ngủ. Cho cả áo này nữa thì sẽ khiến người ta trần trụi, tối thiểu đó là một tình trạng sỉ nhục.
Sau cùng, đó là thói quen và hợp pháp để các binh lính ép buộc người dân phải mang vác thiết bị quân sự của họ đi một dặm. Trong thế kỷ thứ nhất, ở Palestine bị chiếm đóng, người lính này thường là một người Ít-ra-en trở thành lính đánh thuê. Mang vác thiết bị thì cũng đủ nhục; bị ép buộc phải làm như thế bởi một người dân phản bội thì lại càng nhục hơn nữa (c. 41).
Trong mỗi trường hợp, Đức Giêsu khuyên các môn đệ bị nhục hãy chịu đựng sự sỉ nhục này và từ bỏ quyền bảo vệ vinh dự. Lời khuyên này là một thực hành căn bản hay thuộc về văn hóa?
Người Trung Đông thì thích tranh luận, hiếu chiến. Khi bị đe dọa sỉ nhục, họ sẽ cố gắng phản công. Vì tất cả những sỉ nhục xảy ra ở nơi công cộng, sự cố gắng này thường vừa đủ. Thông thường, những người khác, chắc chắn là bà con, sẽ can thiệp để ngăn chặn sự sỉ nhục thêm nữa. Điều này cho phép người bị sỉ nhục làm hòa với người tấn công sau này khi nguôi giận.
Do đó, lời khuyên của Đức Giêsu thì thực tế hơn là cơ bản. Người thúc giục hãy dựa vào người khác để bảo vệ chống với sự sỉ nhục hơn là tìm kiếm sự xét xử của tòa án hoặc đổ máu. Duy trì cộng đồng thì được ưa thích hơn là tiêu diệt cộng đồng.
Khuynh hướng thù hận trong vùng Trung Đông bảo đảm rằng các gia đình sẽ có nhiều kẻ thù. Đó là những người tìm cách tiêu diệt vinh dự, chiếm đất, hủy hoại gia đình, hay đe dọa phụ nữ. Mười điều răn đặc biệt cấm các hành động này, nhưng trong Kinh Thánh không có giới răn nào để “ghét kẻ thù của mình”.
Giới răn yêu mến trong Cựu Ước hiểu “người lân cận” là người bà con (). Người Ít-ra-en không buộc phải yêu thương người ngoài dòng họ.
Nhưng sự yêu mến và thù ghét trong thế giới Địa Trung Hải chính xác có nghĩa gì? Vì những người này không hướng nội một chút nào, tâm lý học không giúp được gì. Sự chú ý của họ chính yếu và duy nhất tập trung đến các hành động bên ngoài.
Thực tại bên ngoài hiển nhiên nhất, đối với người Trung Đông, là người ta có khuynh hướng nhóm. Một người thì thuộc về gia đình, làng mạc, khu xóm, hay phe đảng. Tư cách nhóm viên ban vinh dự cho một người và qui định một cảm nhận về căn tính và lương tâm. Bên ngoài nhóm, người ta chẳng là gì cả.
Sự phối hợp của khuynh hướng nhóm và không có khả năng hướng nội khiến cho người trong nền văn hóa này rất cụ thể trong cách suy nghĩ của họ. Yêu và thù ghét có thể là những cảm xúc bên trong của con người, nhưng người Địa Trung Hải chỉ chú trọng đến sự biểu lộ bên ngoài.
Do đó sự yêu mến có thể được giải nghĩa tốt nhất là “gắn bó với nhóm” và thù ghét là “tách rời hay thờ ơ với nhóm.” Có tình cảm hay không thì không quan trọng. Yêu mến Thiên Chúa với tất cả tâm hồn của một người (Mt 22:37) có nghĩa hoàn toàn gắn bó với Người và chứng tỏ điều đó bằng hành động. Yêu mến người lân cận như chính mình có nghĩa gắn bó với người lân cận như chính người trong gia đình.
Đức Giêsu của Luca đòi hỏi các môn đệ “hãy ghét bỏ gia đình mình,” đó là, tách rời khỏi gia đình để tham gia với Người và hình thành một tổ chức mới giống như gia đình ().
Ở đây Đức Giêsu của Mátthêu thúc giục một thái bộ bao hàm giữa các phần tử thuộc về nhóm. Một số những người mới theo Đức Giêsu có thể từng là kẻ thù của các môn đệ cũ (hãy nghĩ về lời nhận xét của Phaolô trong ). Trong nhóm của Đức Giêsu, không có chỗ để chọn lựa sự gắn bó hay tránh xa.
Tín hữu Kitô thời đại đó và chúng ta ngày nay phải trở nên trọn lành như Thiên Chúa là đấng trọn lành (Mt 5:48). Điều này có nghĩa chấp nhận mọi người mà không kỳ thị, biến đổi kẻ thù thành bạn và ngay cả người bà con tưởng tượng. Đó là một mệnh lệnh to lớn trong bất cứ văn hóa nào.