Sự bí ẩn, lừa gạt, và nói dối là những phần thiết yếu của văn hóa Địa Trung Hải và là những chiến thuật có giá trị để duy trì và bảo vệ vinh dự. Người Tây Phương thường bị bối rối bởi điều này.
Hãy nhớ lại chấn động xảy ra một năm sau khi chấm dứt cuộc chiến vùng Vịnh, lúc đó người Hoa Kỳ mới biết rằng thiếu nữ này đã lừa gạt tiểu ban thượng viện khi cô làm chứng rằng quân lính Iraq đã lôi các trẻ sơ sinh người Kuwait ra khỏi lồng kính và ném xuống sàn để cho chết. Cô đã giấu các thành viên của tiểu ban này về căn tính thực sự của cô là al-Sabbah (gia đình cầm quyền ở Kuwait) và hoàn toàn thêu dệt câu chuyện. Điều cô nói không bao giờ xảy ra.
Bài phúc âm hôm nay về người mù được chữa lành hé mở sự bí ẩn, lừa gạt, và nói dối trong văn hóa Địa Trung Hải.
Trong khi thế giới xưa chắc chắn biết về bệnh mù như một tình trạng thể lý thực sự, dường như họ coi điều đó không tệ hơn như sự ngu dốt hay sự cứng đầu không muốn hiểu. Luca viết về Đức Giêsu: “về nhiều người bị mù Người ban cho thị lực” () nhưng ông báo cáo rằng chỉ có một sự chữa lành đặc biệt một người mù về thể lý ()! Đàng khác, sách Công Vụ của Luca cho biết nhiều trường hợp người ta từ chối “nhìn hay hiểu” và có người muốn “thấy và hiểu”. Như thế, dường như người ta quan tâm đến ý nghĩa ẩn dụ của sự đui mù hơn là mù về thể lý.
Trong tường thuật của Gioan về người mù từ bẩm sinh, cả hai động lực diễn ra thật mạnh mẽ. Thật vô ích để tranh luận về tình trạng thể lý của người này. Chính anh và cả cha mẹ anh đều nói anh bị mù thể lý; những người khác thì hồ nghi và từ chối.
Nhưng sự tranh cãi được khuấy động bởi việc chữa lành người này thì vượt ra ngoài sự mù lòa thể lý để đến mức lừa gạt và nói dối. Đây là một lãnh vực có lợi để suy nghĩ.
Trong thế giới văn hóa Địa Trung Hải, người ta soi mói lẫn nhau. Đời sống thì công khai, trong con mắt công chúng, và sự riêng tư thì không có trên thực tế (xem ). Dường như không thể sống nổi trong một thế giới như thế nếu người ta không thể tối thiểu giấu được đôi chút đời sống riêng tư của mình khỏi bị người khác dòm ngó.
Đây là chỗ sự bí ẩn, lừa gạt, và nói dối đóng một vai trò. Các gia đình cố giấu hay giữ bí mật những vấn đề của gia đình trong chánh điện nội thất. Sự lừa gạt và nói dối là những chiến thuật thường được sử dụng để không cho người khác biết (xem ).
Nền văn hóa này cho phép và mong đợi trẻ con tìm cách soi mói sự thật (xem ) bằng cách thơ thẩn vào thế giới của người lớn. Đồng thời, người lớn ra lệnh cho con cái rằng không bao giờ cho biết động lực trong gia đình khi soi mói người khác.
Sau khi chữa lành, có sự hoang mang về căn tính của người này. “Đúng là hắn,” một số người nói như thế, trong khi những người khác cãi lại: “Không phải, nhưng là ai đó giống như hắn.” Và người được chữa lành thì cả quyết: “Tôi chính là người ấy!” (c. 9). Trong một thế giới không có thẻ căn cước và số an sinh xã hội, việc cung cấp căn tính của một người thực sự là thách đố.
Người Pharisêu dường như chấp nhận việc chữa lành là một sự kiện (c. 15) nhưng họ chia rẽ nhau về căn tính của Đức Giêsu: có phải ông này là một người “từ Thiên Chúa” hay không (c. 16)?
Một số người Giuđê thù địch hồ nghi rằng người được chữa lành thì chưa bao giờ bị mù (c. 18)! Cha mẹ của anh xác nhận sự mùa lòa bẩm sinh của con mình nhưng tránh né những câu hỏi hiềm thù về việc chữa lành. “Hãy hỏi nó. Nó đủ lớn để tự lên tiếng.”
Thù nghịch và ác cảm đối với Đức Giêsu chắc chắn là một phần của câu chuyện. Đồng thời, có những người thật tình muốn “thấy” và “hiểu” những gì xảy ra hoặc thực sự Đức Giêsu là ai. Sự thịnh hành của bí ẩn, lừa gạt, và nói dối trong văn hóa này giải thích cho thái độ hồ nghi là một phần tự nhiên của đời sống hàng ngày, và ngay cả khiến cho thái độ thù nghịch và ác cảm có thể hiểu được nếu không muốn nói là có thể tha thứ.
Những câu kết thúc (39-41) minh họa cách hoạt động tài tình của Đức Giêsu trong nền văn hóa này. Khi cần, Người dùng đến quyền năng của mình để chữa lành. Trong những tranh luận tiếp đó, Người rút ra từ nền văn hóa ấy những ưu và khuyết điểm.
Sự dao động giữa đui mù thể lý và ẩn dụ thì phổ thông trong các truyền thống phúc âm. Như thường lệ, điểm của Đức Giêsu ở đây là sự đui mù thể lý sẽ có thể hiểu và đáng ưa thích hơn sự đui mù ẩn dụ của những ai từ chối không muốn tin vào Người. Bài ca phổ thông ngày nay bắt được ý tưởng này rất hay: “Không có ai thực sự đui mù bằng những người sẽ không thấy.”